Trưởng thành là khi chúng ta giác ngộ những đạo lí cần làm trong cuộc sống này
Trưởng thành là khi chúng ta giác ngộ những đạo lí cần làm trong cuộc sống này
Trưởng thành là khi....chúng ta giác ngộ những đạo lí cần làm trong cuộc sống này.
Tuy mình mới chỉ 17 tuổi, có thể nói đây là độ tuổi mà người ta thường nói là "ăn chưa lo, lo chưa tới", nhưng với riêng bản thân hiện tại mình đã phần nào cảm nhận được một góc nào đó của cuộc sống, độ tuổi đủ sức trẻ, sự năng động để khám phá ra nhiểu điều, cũng là độ tuổi đủ để nhận ra những điểu xung quanh ta, dần cảm nhận được áp lực trong cuộc sống, dần nhìn ra được những giọt mồ hôi mà cha mẹ hi sinh cho chúng ta mỗi ngày. Mỗi người đều có những quan điểm khác nhau về sự trưởng thành, đó bới lẽ cũng giống như tư duy khác nhau của mỗi người về hạnh phúc, công việc, cuộc sống vậy, ai cũng có những lí lẽ hợp lí cho bản thân. Có người cho rằng trưởng thành là biết dành thời gian cho cha mẹ, gia đình, cũng có người lại cho rằng trưởng thành là khi bản thân tự chủ mọi thứ, là khi bản thân sống thoải mái có điều kiện kinh tế trong tay,...
Đối với riêng bản thân mình lại nghĩ rằng trưởng thành là khi mỗi chúng ta giác ngộ được những đạo lí làm người phù hợp nhất với bản thân , trưởng thành là khi ta không chỉ biết quan tâm tới gia đình mà còn là khi chúng ta biết sống cho chính mình, biết làm cho bản thân tốt đẹp hơn, biết cống hiến nhiều hơn, và điều quan trọng nhất "trưởng thành là khi ta thấy hạnh phúc và thoải mái khi sống đúng với đạo lí ". Vì sao tôi lại nói thế ạ? Vâng, rất đơn giản bởi vì trưởng thành không phải một tiêu chuẩn để chúng ta với tới mà là quá trình chúng ta làm được gì, nhận ra điều gì trong đời này. Nhiều người làm rất nhiều tiền để lo cho gia đình, chăm sóc cho bố mẹ nhưng đằng sau điều đó thì lại là sự khó chịu, mệt mỏi, họ làm điều đó chỉ đơn thuần như "nghĩa vụ" chứ họ không cảm thấy hạnh phúc thì đó vẫn chưa hề được gọi là trưởng thành. Vâng, trên xã hội còn rất nhiều người như thế, thậm chí ngay bản thân ta cũng lầm tưởng như vậy, đó chỉ là biểu hiện mà ta cần làm thôi chứ chưa phải giá trị cốt lõi của "trưởng thành". Đồng ý rằng: khi bạn trưởng thành thật sự là khi bạn làm được tất cả những điều đúng đắn phải làm trong cuộc sống này đó là: chăm lo cho cha mẹ- người sinh ra ta, biết sống vì bản thân, gia đình sự nghiệp, biết cống hiến và là con người biết đạo lí, ...nhưng quan trọng hơn cả đó là chúng phải"cảm thấy thoải mái, hạnh phúc" khi làm những điều đó. Những điều trên là những đạo lí cơ bản con người ta, ai cũng biết nhưng nếu chỉ làm theo mà coi đó như nghĩa vụ thì đó chả khác gì ta đáng cố gắng thực hiện đạo lí đó, mà đạo lí thực sự chính là ta phải tự giác ngộ được. Giác ngộ được đạo lí là khi chúng ta cảm thấy hạnh phúc khi làm những điều đó. Vâng, khi chúng ta giác ngộ thực sự cốt lõi của những điều ta làm thì nó sẽ thành đạo lí trong ta và đó cũng chính là lúc chúng ta trưởng thành. Bản thân chúng ta cần hiểu đúng về những điều ta làm, mỗi người có mục tiêu và cách sống khác nhau không có nghĩa là cách hành xử nào cũng được gọi là đúng dù cuộc sống ra sao thì ta luôn nhớ rằng: -Đừng bao giờ quên cha mẹ của mình, hãy sống vì họ- người đã nuôi nấng ta được như hôm nay, đôi khi điều đó chỉ đơn giản bằng việc bạn chợt rơi nước mắt khi thấy tóc trắng trên đầu cha, hay chợt lo sợ về khi thấy những vết nhăn trên trán mẹ đó cũng chính là khi ta thấm nhuần được đạo lí làm con trong tim. -đừng để bản thân trở thành kẻ tồi, hãy sống đúng với bản thân, "làm điều mìm thích, thích điều mình làm" đó là khi ta học được cách hạnh phúc và biết hài lòng. Chỉ khi nào bạn làm được hai điều trên và thực sự cảm thấy hạnh phúc, thoải mái nhất khi ta sống như thế thì đó cũng là lúc bạn hiểu được thực sự đạo lí của con người và đương nhiên "bạn trở thành người trưởng thành".
Tái bút: đây chỉ là những suy nghĩ của một học sinh 17 tuổi có thể còn nhiều non nớt, chưa đủ trải nghiệm nhiều nhưng đối với cá nhân em cảm thấy nó đúng đắn, rất cảm ơn BGK đã dành thời gian đọc.
Người dự thi: Ngô Thế Vinh