Để tôi trưởng thành mẹ đã đánh đổi bằng cả tuổi thanh xuân của mẹ!!!

25/06/2018

Chia sẻ bài viết:

Để tôi trưởng thành mẹ đã đánh đổi bằng cả tuổi thanh xuân của mẹ!!!

Con người ta sinh ra mọi ý thức, suy nghĩ về cuộc sống, tình cảm, tất cả đầu như 1 tờ giấy trắng,  mỗi ngày lớn lên , cuộc sống sẽ viết lên trang giấy ấy vài từ mới thật đẹp đẽ nhưng theo thời gian cuộc đời cũng có thể bôi bẩn hoặc vẽ lên đó những nét vẽ nguệc ngoạc.  Tuy nhiên khi ta nhìn lại mỗi thứ ta đã trải qua, thất bại hay thành công nó đều là bài học cho ta sau này nếu còn tiếp diễn . nhưng trang giấy của mỗi người là đâu?  Với tôi đó là thanh xuân của mẹ... 

con-trai-khoc-3-1492740062

Tôi sinh ra trong 1 gia đình nghèo, bố mất sớm vì tai nạn giao thông, còn lại mẹ tôi 1 mình nuôi 2 anh em tôi khôn lớn.  Ngày ấy tôi còn nhớ. Mẹ tôi làm giáo viên mầm non.  Mỗi ngày mẹ phải dậy sớm từ 3 h sáng để quảy gánh xuống bến tàu mua thêm con tôm con cá rồi đạp xe vội ra thị xã nhập cho người ta kiếm thêm đồng ra đồng vào, rồi lại tất tả vội vàng đạp xe về để kịp giờ lên lớp. Dẫu ngày nắng hay mưa mẹ tôi vẫn tìm mọi cách để kiếm thêm cho anh em chúng tôi bát ngô bát gạo, nhưng cái số nghèo nó đeo đảng mãi trên vai người phụ nữ đơn thân , 

 Tôi còn nhớ mùa hạ năm ấy đồng ruộng nứt nẻ , rau màu khô quắp lại cái nắng tháng 5 làm cạn đi tất cả ao hồ sông ngòi, và thiếu ăn là điều hiển nhiên lúc bấy giờ. Thứ làm động lực để sống tiếp lúc này của mẹ chính là chúng tôi, là nước uống, là cơm ăn chứ không còn là niềm mơ ước đứng trên bục giảng của mẹ.  Mức lương còm cõi mà nghề giáo viên đem lại chỉ đủ đong vài bát khoai bát sắn.  Và cũng chỉ qua được vài ngày.  Chum gạo độn khoai vơi dần đến lúc chỉ còn trơ đáy.  Mẹ chạy ăn từng bữa và tôi đã nghe quen câu nói của anh mình  -

- mẹ vẫn chưa về ...

 Đội trên đầu cái nắng hè gay gắt cõng trên lưng lo lắng gạo tiền,  mẹ tôi lục tục đi vài trăm cây số để ra nhà người cậu con dì.  Cậu lớn hơn mẹ tôi, vẫn làm nghề chài lưới, nhà cậu có thuyền to,  mợ tôi chuyên chạy chợ ,gia đình cậu mợ thuộc hàng khá giả lúc bấy giờ  nhà cậu mợ có 3 người con cũng tầm tuổi tôi.  Nhưng vợ chồng cậu lại chẳng lo nhiều cho chúng vì kinh tế cậu mợ dư giả  

Tôi nhớ mẹ tôi lần ấy mang về được  5 đấu gạo và tầm 10 đấu khoai vằm phơi khô.  Lần ấy cũng là lần duy nhất mẹ tôi vay được từ nhà cậu mợ tôi.  Có lẽ ai trong chúng ta cũng từng được nghe 1 câu quen thuộc như sau 

-“ mẹ ăn no rồi, con ăn đi. “ hay “ mẹ thích ăn khoai hơn vì nó có vị ngọt, con ăn cơm đi, mẹ no rồi.... “ v... V...  Bla bla các kiểu.  

Mùa hạ chưa qua chúng tôi đã chuyển nha... 

Theo lời kể của một người hàng xóm quê tôi.  Nghe nói trong nam du làm ăn khá lắm.  Hay là ả vô đó xem sao.  Trong đó đang có dì cúc làm trong đó đó. .

Cầm miếng giấy có ghi địa chỉ và hướng dẫn mẹ tôi khăn gói khoá nhà và lên đường.  Trong tay chỉ có vài chục đồng đi xe và 1 ước mơ cháy bỏng.  

Chiếc xe đò đỗ xịch trên bến xe miền đông chúng tôi lại phải bắt xe xuống bến xe miền tây.  Nới ấy mới có xe để đi tiếp xuống thành phố rạch giá .quãng đường dài cả nghìn cây số cộng thêm cái đói làm mẹ con tôi dường như kiệt quệ. Lúc xe xuống đến bến đò rạch giá mẹ tôi còn trong tay vài đồng.  Đêm ấy mẹ mua cho chúng tôi 1 tô hủ tiếu.  Và như lần trước mẹ đã nhừng cơm cho anh em chúng tôi  giờ đây mẹ chỉ ăn dĩa rau kèm và húp chút nước trong tô hủ tiếu.  Ngày mai...  Chỉ ngày mai nữa thôi. Chúng ta sẽ lên đảo, sẽ có cuộc sống mới và tất nhiên tương lai sẽ tốt đẹp cả thôi 2 con yêu dấu ạ.  Và mẹ tôi thiếp đi cùng cái bụng réo rắt từng hồi... 

Khi mặt trời đằng đông ló dạng,  ánh nước lung linh huyền ảo, cái gió se se,  và dòng người đổ về bến ngày 1 đông.  Tiếng gọi nhau í ới, tiếng rao bán bánh tét bánh gai...  Như làm cho ngày mới thêm sôi động.  Vượt qua hàng nghìn con sóng.  Chiếc tàu lớn đưa cả 1 gia đình đi tìm miền đất mới. Vùng đất ấy vẫn còn mãi trong tâm trí tôi đến tận bây giờ . Ấp bãi ngự, xã an sơn đảo thổ chu huyện kiên hải tỉnh kiên giang. 

 Vùng biển này thuộc quàn đảo nam du hứng tây nam tổ quốc giáp với vùng biển của cam pu chia khí hậu vô cùng mát mẻ,  đồi núi bạt ngàn cây cỏ bờ biển trải dài là những phiến đá màu đen trông xa như 1 bầy voi đang ngâm mình dứi nước.  Mùi biển mặn, tanh nồng trong cơn gió thoảng cảm thấy thật yên bình dễ chịu dứi mặt nước sóng biển vỗ từng hồi vào mạn tàu tạo nên những bọt sóng lăn tăn trắng xoá. Thật đẹp. 

Những ngày đầu lên đảo.  Chúng tôi ở tạm nhà người bà con cùng quê lần trước.  Việc đầu tiên chính là xin đất dựng nhà. Sau khoảng 1 tuần liên tục theo chân mấy người sống ơt đó lâu năm đốn gỗ.  Mẹ tôi cũng gom đủ số gỗ cần thiết và nhờ chòm xóm dựng tạm cho chúng tôi 1 mái nhà tranh để bắt đầu 1 cuộc sống mới.  

. Có lẽ khoảng thời gian sống nơi đây làm tôi nhớ nhất  .người dân nơi đây tập trung tứ xứ đổ về nhưng tái tâm cái tính của người ta sao mà chất phát, dễ gần, dễ thương đến vậy 

- Dì ba ơi dì ba.  Bển có gạo chưa, goa đây lấy dài đấu zdia nấu cho sắp nhỏ eng nè..... 

- Còn nhiều lém.  Lấy thêm cá nữa nha. 

Và rồi chúng tôi lớn lên trong sự đùm bọc của dân làng. 

Chỉ duy nhất sự khó khăn trong công việc lại đổ lên bàn tay mẹ... 

Ở đây chúng tôi được thuê xẻ cá mực mỗi khi tàu về để phơi khô rồi nhập ngược về đất liền.  Con mực tươi nó có chất nhầy luôn ăn da nếu ta tiếp xúc quá nhiều. 1 ngày tàu cá về vài tấn là ít.  Công việc không bao giờ xuể.  Làm được nhiều ăn nhiều làm ít ăn ít.  Đó là quy luật ở đây.  Đường dao trên con mực phải thẳng,  mắt bực và răng mực phải gỡ bỏ. Anh em chúng tôi thời ấy đã giúp mẹ tôi được khá nhiều việc.  Đó là bóc da mực và phơi mực.  Tôi nhớ 1 vỉ khoảng 1,5 m2 cũng được 2000 vnd.  1 ngày anh em chúng tôi cũng kiếm được 40 đến 50 nghìn. Hehee.  Lúc đấy mới lớp 2 thôi đấy.  

Cuộc sống thắm thoắt trôi qua.  Yên bình có bão bùng cũng có.  Năm đó là năm 1995 cơn bão số 5 đi vào vùng biển đảo nam du.  Mọi thuyền bè bị cơn sóng dư quật vỡ tan tành.  Ngôi làng tranh tre nứa lá không chịu được sức gió giữa mênh mông biển rộng.  Hòn đảo như lọt thỏm giữa những đợt sóng gầm.  Hàng loạt ngôi nhà bốc mái.  Nhưng ngôi nhà nằm chơ vơ thì đung đưa như chiếc võng theo từng cơn gó. Hòn đảo tang thương kgoong được bao bọc giữa mẹ thiên nhiên.  Nhưng anh em chúng tôi vẫn luôn còn mẹ chở che mãi tận đến bây giờ... 

Sau cơn bão.  Việc phục hồi vô cùng khó khăn. Thuyền bè đi lại không được.  Nước ngọt trên đảo thù khan hiếm. Nhất là nhu yếu phẩm chúng tôi phụ thuộc vào con tàu lớn chỉ ra đúng 1 lần 1 tuần.  Rau rừng, cá mực, hải sản đành ăn thay cơm trừ bữa.  ƯỚc muốn nhỏ nhoi của người dân trên đảo chính là 1 bữa cơm ấm nóng để xua tan cái lạnh sau mưa bão. Để phục hồi sx kd vậy mà sao khó quá.  ...

Tôi nhớ. Trên đảo những mùa biển lặng thì thuyền ghe tấp nập. Nhưng đến khi con nước lên sóng biển nhô cao như những căn nhà rồi đổ ập xuống như 1 con thác. Thì thuyền bè nào dám ra khơi.  Bao nhiêu người đã bỏ mạng nơi đây vì y tế không phát triển,  thiếu thốn vật tư. Có những gia đình chỉ để cứu đứa con đang lên cơn sốt mà đã lên tàu nhà nổ máy ra khơi và đích đến của họ là đáy biển tối tăm . Nhiều chuyện buồn trên đảo có dịp tôi sẽ kể thêm  .mục đích của chúng ta chính là sự trưởng thành.  Giờ đây ngồi bên tách cà fe tôi hồi tưởng lại ký ức đã từng và nhận ra tôi đã lớn khôn thêm nhiều, nhiều lắm.  Nhưng đó chưa phải là câu trả lời của tôi mà câu trả lời về sự trưởng thành chính là mẹ. 

Cuộc sống.  Lúc cực thịnh chính là lúc khởi suy.  Có lẽ luôn đúng. Đang lúc yên bình nhất của cuộc đời thì mẹ tôi nhận được cuộc gọi từ quê nội.  Ông bà tôi đã qua đời và các O cũng đi lấy chồng hết cả . Căn nhà từ đường nay chẳng người trông nom.  Anh tôi là cháu trai trưởng sau này sẽ phải thờ phụng tổ tiên ông bà.  Nếu lâu dài tthif ở đảo mãi mãi chỉ làm thuê.  Còn về quê đất đó, nhà đó,  dần già rồi sẽ ổn định 

 Sau những đêm đắn đo suy nghĩ chúng tôi đành tạm biệt hòn đảo thân thương, những mái tranh khô, những căm nhà xập xệ nhưng ấm tình người, những con đò, bãi đá thân quen.  Những con đường chạy dài quanh đảo. In hằn dấu chân của tôi.  Giờ đây xa, xa thật rồi,  xa mãi.  ... Xa đã hai mươi mấy năm rồi ....

Lại một lần nữa chúng tôi lại đi.  Chuyến đi này thật xa và không ai ngờ được rằng chuyến đi này hứa hẹn nhiều bão tố trong cuộc đời của mẹ... 

Quê nội tôi là 1 ngôi làng nhỏ nằm sâu về phía tây của nghệ an  quanh năm trồng lúa.  Đồng ruộng mênh mông , nước ngập ngang hông, và cái khó khăn của 1 người phụ nữ chưa bao giờ làm ruộng chính là đỉa.  Con đỉa nó vừa mềm vừa nhớt, lại bám dai, còn hút máu người.  Những ngày đầu mỗi lần đặt chân xuống bùn đi cấy là 1 lần mẹ tôi phải chịu cực hình.  Đôi lúc mẹ quăng cả nón, mạ rồi nhảy lổng đổng giữ ruộng roouf chạy vội lên bờ.  Mẹ khóc 1 mình giữa những tiếng cười hả hê của anh em nhà nội.  

Rồi khi cuộc sống của gia đình bạn bị thay đổi chỉ vì 1 người lạ từ nơi khác đến ở, với mọi sinh hoạt, món ăn khác biệt có lẽ gia đình bạn sẽ cảm thấy sai lầm vì đã gọi họ về đây.  Để trút đi những bực dọc trong người họ vội vàng thay đổi thái độ.  Từ thái độ bằng mặt nhưng không bằng lòng cho đến những lời đay nghiến thậm tệ.  Lúc cao trào của những vụ xung đột gia đình chính là cả 1 dòng họ bắt 1 người phụ nữa đưa cả giấy đăng ký kết hôn ra để minh chứng cho sự tồn tại của 2 đứa tôi là hợp lệ.... Tất cả cũng chỉ vì lợi ích cá nhân của họ khi bỗng nhiên có thêm người về chia bớt. Ngày ấy tôi đã khóc.  Tôi chỉ biết cúi đầu ngồi ở nhà trên để cho giọt nước mắt tự kéo nhau rơi lã chã.  Khóc cho mẹ, khóc cho số phận của 1 con người bỏ tất cả chỉ để về thờ phụng gia đình chồng. 1 mình chống chọi với thiên nhiên còn chịu được chứ 1 mình chống chọi với những lời ong tiếng ve, lời thị phi của nhà chồng đúng là quá khắc nghiệt. Nhưng tôi biết. Mẹ tôi sẽ vượt qua. Bởi vì mẹ có chúng tôi.làm chỗ dựa. Đó chính là sự thật.  

Có lẽ câu chuyện của tôi quá lan man dài dòng.  Nhưng những gì tôi viết đây cũng chưa thể lột tả được những thăng trầm mẹ tôi đã gánh chịu.  

Vào 1 ngày nọ tôi trở về nhà sau bao năm đi học xa tôi nhận ra mẹ đã già, mắt mẹ đã sâu, tóc mẹ đã bạc nửa đầu. Làn da nhăn nheo, nhưng đôi tay vẫn vậy.  Vẫn đầy vết chai sần vì lam lũ.  Mẹ vẫn đau nhức thường xuyên mỗi khi trời trở gió.  Khi tôi nhận ra tất cả những điều đó.và biết rằng ĐỂ TÔI TRƯỞNG THÀNH MẸ ĐÃ ĐÁNH ĐỔI BẰNG CẢ THANH XUÂN CỦA MẸ !!!

Viết tặng mẹ ngày 25/6/2018 . Israel

Người dự thi: Nguyễn Danh Trung 

 

Thay lõi đúng hạn, bảo vệ gia đình bạn

Nước sạch trọn đời, máy bền bỉ hơn

Lõi lọc thô (đến 12 tháng), Màng RO (từ 24-36 tháng), Lõi lọc chức năng (từ 12 tháng)

*Lưu ý: Các sản phẩm lõi lọc sau khi thay nên được xả đúng nơi quy định, thùng rác dành cho nhựa tái sinh.