Tôi trưởng thành từ cuộc sống sinh viên
Tôi trưởng thành từ cuộc sống sinh viên
Tôi trưởng thành từ cuộc sống sinh viên
- Mẹ ơi gửi tiền được chưa?
- Bố ơi gửi tiền nhanh lên.
- Bấy nhiêu đó không đủ được đâu, con phải sống làm sao?
Đó là những câu thường nói mỗi khi gọi điện về cho gia đình để xin tiền vào năm hai đại học. Có lẽ tôi đã sống quen với cái việc đó, cái việc gọi điện để yêu cầu và được đáp ứng yêu cầu một cách nhanh chóng ngay sau đó, thậm chí sự đáp ứng luôn luôn vượt mức mong đợi. Học đại học, ra thành phố, có quá nhiều thứ để cám dỗ con người, tôi bắt đầu dùng nhiều tiền hơn cho quần áo,giày dép,nước hoa, thẻ điện thoại, thẻ chơi game, những chuyến du lịch với nhóm phượt hay những lần nhậu nhẹt với bạn bè...
Đôi khi bố mẹ cũng hỏi tôi vì sao cần nhiều tiền và gấp đến như thế. Và lần nào tôi cũng bạo biện rất tài tình cho vấn đề đó: đó là những khoản tiền dành cho thi cử, học hành,bài vở,sức khỏe hay thỉnh thoàng lại lấp liếm chúng bàng những khóa học bổ ích bên ngoài. Bố mẹ tôi thì vẫn tin sái cổ, họ chỉ là những công nhân làm việc cho một nan máy ở quê, coi học tập là vice có ích cho tương lai của tôi sau này và lại cố găng xoay sở tiền để gửi lên sớm nhất. Có lẽ mọi chuyện sẽ vẫn xảy ra như thế nếu như nhà máy nơi bố mẹ tôi làm vice không phá sản. Họ trầy trật làm công vice mới,gọi điện cho tôi bảo tiền chu cấp hắng tháng sẽ ít đi và bảo tôi sống tiết kiệm hơn. Thực sự, tôi đã rất tức giận, chán nản, rồi nhục nhã, thậm chí còn cảm thấy bất công, tự hỏi tại sao mình không sinh ra trong một gia đình giàu có và quyền quý.
Rồi tôi nảy sinh ý tưởng đi làm thêm. Phải,cho tới khi đi làm thêm tôi mới nhận ra được nhiều điều. Ban đầu là việc phát giấy quảng cáo, mưa nắng bán mặt ở ngoài đường,kết quả tôi nhận được là những trận ốm liên tiếp và số tiền lương ít ỏi không bù vào được tiền thuốc, rồi tôi xin nghỉ. Tiếp đó bạn bè tôi rủ tôi đi chạy bàn ở một quán ăn. Tưởng chừng đơn giản nhưng quả thật nó còn khủng khiếp hơn cả vice phát giấy dạo.Luôn chân luôn tay, từ lau bàn, quét dọn, bê đồ ăn ra cho khách, rửa bát. Đã thế lúc nào cũng bị chủ quán chửi thậm tệ, làm vỡ bát đũa thì coi như làm không công để bù, làm được vài ngày tôi bỏ làm và đương nhiên là không nhận được xu nào. Tôi tìm đến việc chuyển hàng, bốc dỡ hàng ở chợ đầu mối nhờ người quen. Nhưng thay vì đứng một chổ chuyển hàng, hóa ra tôi phải vác những túi đồ rất nặng leo lên leo xuống mấy lượt cầu thang từ cửa hàng đến xe.Và quả thật lúc vừa vác hàng nặng trên vai, vừa leo lên cầu thang, mồ hôi túa ra tôi như phát khóc vì sự vất vả. Lúc đó tôi mới biết để làm ra một ít tiền mà tôi sẽ nhận được, tôi đã phải khốn khổ đến mức nào. Vài ngày sau, bố mẹ gọi điện và nói với tôi rằng họ đã tìm được một công vice ở một nan máy khác, họ đã gửi tiền lên, bảo tôi cứ yên tâm học hành và giữ sức khỏe, không cần nghĩ đến chuyện tiền nong.
Sau cuộc gọi tôi đã không biết làm gì hơn ngoài vice ngồi khóc rưng rức cả buổi. Khóc vì bố mẹ, và khóc cho cả mình. Thật khó để nói về sự thay đổi cue tôi sau những ngày đó. Chỉ biết rằng tôi đã thay đổi rất nhiều. Rằng ngoài kia mọi thứ không hề long lanh như mình “từng nghĩ”. Rằng công sức của cha mẹ thật lớn lao vô cùng, và tình thương cue mẹ cha với tôi cũng vậy. Từ những việc tôi đã trôi qua,tôi hiểu được rằng làm ra đồng tiền quá vất vả vì vậy phải chi tiêu hợp lý.Mỗi khó khăn trên bước đường đời đều cho tôi kinh nghiệm quý báu để trưởng thành hơn.
Người dự thi: Lê Thị Kim Thúy