TÔI CHỈ SỢ MÌNH KHÔNG THỂ LỚN LÊN

05/06/2018

Chia sẻ bài viết:

Tôi gọi ước mơ đó của tôi là động lực để tôi trưởng thành hơn.

TÔI CHỈ SỢ MÌNH KHÔNG THỂ LỚN LÊN

Ước mơ mà tôi vẫn thường ấp ủ: xây dựng một Cô nhi viện và một Trung tâm dưỡng lão tốt nhất ở Việt Nam; hay hoặc ít ra, số tiền tôi kiếm được có thể dư giả để bảo vệ những người lao động.

Ước mơ mà, chẳng ai đánh thuế, nên tôi cứ mơ và muốn thực hiện nó mãi thôi.

Các bạn có biết không? Từ ngày Facebook xuất hiện trong đời sống hằng ngày, mỗi lần đưa tay lướt chuột hay cắm cái tai nghe vào nghe những bản tin đang diễn ra, tôi bất giác suy nghĩ về những điều bé nhỏ mà vô thường trong cuộc sống.

Ngày đầu tiên, tôi mơ về một con đường tới trường trải bằng những bê tông, hay chí ít bằng những viên gạch đỏ như thời tôi vẫn còn bé, cho các bạn nhỏ dân tộc thiểu số. Khi ấy, tôi nhận ra, việc so bì điểm số được cộng giữa các vùng phi lí biết bao nhiêu.

tre-lang-thang

Khi chúng ta được ăn no, mặc ấm, khoác những chiếc cặp xinh và đi những đôi dép đẹp tới trường, đó là lúc, bạn tôi, chính xác là bạn tôi sau này khi gặp ở Đại học, đã ngày ngày bấm những ngón chân trần xuống nền đất đỏ quạch, dẻo qoẹo và mướt mải bước đi tới trường đem về những con chữ, mong hòng “đổi đời” để khỏi phải khổ. Khi chúng ta có thể ngồi ôn luyện với các thầy cô giỏi, các Giáo sư, Tiến sĩ thì chính xác rằng, bạn tôi và các em nhỏ ấy đang nhặt cành củi khô, hay lượm lặt những con chữ trên lưng con trâu, con bò ngoài những ngọn đồi.

Nếu để so sánh rằng bạn đang chen chúc trên xe bus, chạy ăn từng bữa trên mảnh đất đông hàng vạn con người, thì các bạn ơi, ít nhất bạn được tiếp xúc với nền văn minh, với cô thầy bạn bè sớm hơn các em nhỏ ấy nhiều lắm. Các bạn cũng chưa từng thử cảm giác đu dây như người vượn, hay thức dậy từ 4h sáng để lội bộ 30km tới trường.

%E1%BB%9F%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng

Thế mà có đấy, bạn tôi, các em nhỏ hiện tại bạn tôi đang dạy, nó thành một cô giáo viên tốt nghiệp loại Giỏi, rời bỏ bao cơ hội ở đây để đem chữ về cái nôi nó sinh ra, và tự hào về nơi ấy.

Các bạn thấy chưa? Có lẽ, đó chính là sự trưởng thành, còn tôi chỉ khát khao một con đường, những bữa cơm no và những bộ quần áo lành cho các em nhỏ ấy, của chúng tôi, vậy thôi.

Tôi khát khao có một bệnh viện thật lớn, ở ấy có đầy đủ những dụng cụ chuyên khoa, những bác sĩ tốt nghiệp loại ưu, hoặc những người coi bệnh nhân là người nhà.

bv

Tôi mệt mỏi đến bơ phờ khi chính mình là một trong hàng ngàn bệnh nhân nhập viện tại bệnh viện hàng đầu của cả nước. Chúng tôi xếp số từ những buổi sáng tờ mờ, mùi mồ hôi, mùi thuốc, mùi khử trùng, mùi của những huyên náo ổn ào thật làm tất cả mọi người mệt mỏi.

Giá kể như, có một bệnh viện như tôi mơ ước cho người nghèo, nơi chúng ta hỗ trợ tối đa cho họ, chúng ta sẽ chẳng thấy cảnh thuốc giả, thực phẩm chức năng bán tràn lan chẳng đem lại lợi ích gì.

Giá kể có một bệnh viện như thế cho người nghèo, sẽ chẳng có những người không bao giờ dám đặt chân tới bệnh viện vì lo sợ “lỡ khám ra nhiều bệnh chỉ thêm suy nghĩ”.

Cuộc sống vô thường với bao nhiêu ước mơ giá kể như thế tồn tại trong tôi. Ước mơ như một đứa trẻ cho những động lực làm việc để trưởng thành.

Tôi ước mình có thể có thật nhiều tiền, lan truyền đi tình yêu thương khắp nơi, đón về những em nhỏ cơ nhỡ và nuôi dạy chúng thành người. Hay ít nhất, những lời nói ra ảnh hưởng mạnh mẽ đến cả một cộng đồng, có thể làm cho mọi người hiểu rằng, chúng ta đã đủ lớn rồi, nên có trách nhiệm cho những việc mình đã làm, đang làm hoặc sẽ làm. Việc có một đứa trẻ và chăm sóc chúng, yêu thương và bảo vệ trẻ trước hết ở nơi tạo ra chúng. Chúng không bỗng nhiên đến, nếu bạn không cho phép. Và cuộc sống tốt đẹp hơn bao nhiêu, nếu những bé con của chúng ta có một nơi an toàn, êm ấm để phát triển, học tập và lớn lên. Nơi được chăm sóc bằng thương yêu. Không có việc bỏ rơi, hành hạ, đánh đập hay ấu dâm ngày ngày hiện hữu. Tôi muốn một cô nhi viện với tất cả những bảo mẫu, những người chăm sóc các em thật tâm thật dạ thương yêu, đắp bù những thiệt thòi các em đã phải chịu. Không có nữa những em bé ở đầu đường, gầm cầu hay lang thang với những công việc đáng lẽ tuổi của em chưa phải động đến.

Tôi ước mơ vậy đó, và cứ gồng mình thực hiện ước mơ của mình.

Có những ngày, tôi thấy hình ảnh bà cụ chín mươi đang lọ mọ mò cua hay nhặt những con ốc vặn sống qua ngày. Tôi thấy những người làm phận con nhưng để mẹ nằm co ro trong mảnh nhà lợp rạ mưa gió thốc vào rét buốt. Thấy những đứa con sẵn sàng nhốt mẹ ở một cái chuồng, vui thì cho ăn, buồn thì bỏ đói. Tôi thấy nhiều lắm, thấy cả những bữa cơm trắng với vài hạt muối mặn cũng là những khát khao cuộc sống đời thường của một người già neo đơn ở mảnh đất phương xa. Thấy cả tình cảm của đôi vợ chồng già ngày ngày tự mình bán vé số chăm chồng nằm liệt, và cũng chẳng biết khi chết đi, trong đám con ấy, đứa nào sẽ là người chôn cất mình xuống mảnh đất mẹ đã gắn bó bao đời…

ng%20gi%C3%A0

Tôi thấy xót xa…

Cảnh đời ở một nơi xa xôi nào đó, cứ dội cho tôi những tiếng nói trong đầu, huých những cái huých mạnh mẽ vào lòng trắc ẩn và con tim, cùng dòng nước mắt lăn dài xuống hai bên má. Tôi giận vô cùng những người đã từng được cha mẹ sinh ra nhưng không làm tròn được đạo hiếu. Cũng thương vô cùng, muốn có đâu đó một mái nhà để đón hết những người tuổi ông bà, tuổi cụ của tôi về chăm sóc. Sẽ là chăm sóc bằng yêu thương, là ngày ngày nở nụ cười, có những khu sinh hoạt, bài tập dưỡng sinh… có những bác sĩ, y tá túc trực hằng ngày. Với cơm ngon, canh ngọt và không bao giờ có giọt nước mắt phiền muộn nào rơi trên những gò má nhăn nheo, bàn tay chai sần do cả đời lam lũ.

Ước mơ giản đơn, chẳng biết có phải là trưởng thành?

Có những ngày, khi tôi lao chiếc xe vụt trên đường, thấy chú xe ôm bàn tay cháy nắng đôi mắt nheo lại, cùng với nhiều giọt mồ hôi. Tôi thấy những cô lao công quét rác trên mọi nẻo đường, vật lộn trên những đống rác thải sực đủ thứ mùi ô uế, nhưng chỉ dùng những chiếckhẩu trang có hai ngàn đồng? Tôi thấy những người làm “đồng nát” như mẹ tôi đã từng để nuôi chúng tôi khôn lớn, được đi học bằng bạn bè, dáng người mảnh khảnh ra sức đập những mảnh bê tông của ngôi nhà vừa phá hòng mua được vài ba cân sắt vụn… Những thứ ấy làm tôi muốn khóc đến vô cùng.

xe%20%C3%B4m

c%C3%B4%20lao%20c%C3%B4ng

Có thể tôi mau nước mắt, chẳng sao. Chẳng phải vì điều gì, tôi khóc vì chính bản thân mình bất lực, chưa thể giúp gì cho những người quanh cuộc sống của tôi…

Ước muốn nhỏ bé, chẳng mong có thể giúp họ một công việc khác, điều ấy quả là xa xôi. Mỗi người sẽ có một nghề phù hợp với chính mình, tôi biết. Tôi chỉ mong muốn rằng có thể tặng họ những bộ đồ bảo hộ lao động phòng tránh những căn bệnh nghề nghiệp của họ sẽ mang tới. Giản dị và bình thường vậy thôi.

Có những khi, đôi tay tôi phải ẩn đi những bài viết về người già, em nhỏ… những người kém may mắn hơn tôi, kém may mắn hơn nhiều con người. Chẳng phải vì tôi vô cảm, chỉ vì cảm giác muốn giúp lắm đấy, mà không làm được, mà bất lực, thật khó chịu vô cùng.

Cảm giác muốn làm gì đó mà bất lực, có thể có người hiểu, có người không. Nhưng tôi vẫn mong, một ngày nào đó, tôi có thể làm được những điều tôi muốn: một con đường, một bệnh viện, một Trung tâm dưỡng lão, cô nhi viện hay những bộ đồ bảo hộ cho tất cả mọi người…

Tôi không gọi điều đó là trưởng thành.

Tôi gọi ước mơ đó của tôi là động lực để tôi trưởng thành hơn.

Và tôi cần trưởng thành hơn. Thật đấy !

Người dự thi: Tuyết Minh

 

Thay lõi đúng hạn, bảo vệ gia đình bạn

Nước sạch trọn đời, máy bền bỉ hơn

Lõi lọc thô (đến 12 tháng), Màng RO (từ 24-36 tháng), Lõi lọc chức năng (từ 12 tháng)

*Lưu ý: Các sản phẩm lõi lọc sau khi thay nên được xả đúng nơi quy định, thùng rác dành cho nhựa tái sinh.