Hiếu thảo là đức hạnh cần thiết trên con đường Trưởng Thành

26/06/2018

Chia sẻ bài viết:

Hiếu thảo là đức hạnh cần thiết trên con đường Trưởng Thành

“HIẾU THẢO”-ĐỨC HẠNH CẦN THIẾT TRÊN CON ĐƯỜNG TRƯỞNG THÀNH 

Không phải ngẫu nhiên mà trong Phật giáo có câu “Hiếu thảo đứng đầu muôn hạnh”. Bạn đã bao giờ tự hỏi chính mình “Trong cuộc sống bận rộn này bố mẹ bạn ở vị trí nào trong quỹ đạo của chính mình?” hay chính xác hơn là “Trong cuộc sống mà dường như bạn cố tình lấy sự bận rộn của mình để lãng quên đi những điều giá trị nhất bên bố mẹ là khi nào?” Có những câu hỏi mà con người ta đặt ra rồi bỏ ngõ như những câu hỏi tu từ vậy!

ME-CHA

Hãy cho phép tôi đặt lại những câu hỏi đó-những câu hỏi mà dường như ai cũng có lúc tự hỏi mình nhưng rồi sau đó cố tình lãng quên đi! Bạn có còn nhớ: Ai đã giúp bạn đặt dấu chân đầu tiên trong trường đời này? Bố mẹ đã dành bao nhiêu thời gian cho bạn? Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau? Thời gian thức trắng đêm lo bạn ngủ, chăm bạn ốm, …bạn có tính? Thời gian bạn trưởng thành, tung tăng trên con đường tự do của riêng mình, có phải bố mẹ không hề nghĩ đến bạn nữa hay không? Vậy thời gian họ dành cho bạn là bao nhiêu? Đó chẳng phải là một chặng đường dài chỉ có điểm khởi đầu mà không có sự kết thúc sao? Những vết nhăn trên trán của cha, vết đồi mồi trên gò má và đôi bàn tay mẹ vì sao mà có? Thanh xuân của bố mẹ đã trôi qua như thế nào kể từ khi có bạn? Bố có mua được chiếc xe mà bố thích, mẹ có được chiếc váy mà mẹ mong? Hay tất cả đều đã quy đổi sang những thứ khác để lo cho bạn? Bạn có để ý rằng, chiếc váy mẹ muốn có lúc mẹ còn trẻ và lúc mẹ đang tuổi già có giống nhau hay không?

Cái giá phải trả để nuôi dạy bạn nên người đâu có dễ dàng quy ra được bằng tiền bạc và thời gian? Đó còn là cả sự hi sinh những ước vọng đơn thuần nhất của cả một đời người! Bạn có thấy hay không: Giọt mồ hôi chảy dài trên những gương mặt gầy gò ấy, thấm đẫm tấm lưng ấy trong những ngày nắng gắt trên đồng ruộng lo cho bạn cái ăn cái mặc? Giọt nước mắt trên gương mặt khắc khoải lo âu kia khi bạn ốm đêm dài, ai đếm được? Trái tim họ đau đến nhường nào khi bạn bỏ ăn, chán học, chán đời mà sống buông thả tự do, liệu bạn có thấu? Sự chờ đợi từng đêm dài, mong ngóng bạn về ăn cơm cùng, chờ đợi một tin nhắn, một cuộc gọi của bạn, …liệu có thể chỉ đo đếm bằng tiếng tích tắc đơn thuần của đồng hồ? Thời gian mà bố mẹ dành cho bạn đó chẳng phải là sự kết tinh của tình yêu thương vô bờ, của sự hi sinh thầm lặng hay sao? Ai có thể chờ bạn về, đón bạn và ôm bạn những ngày bạn đi xa trở về? Ai có thể ngồi bên bạn hằng đêm, cho bạn tựa lưng ôm vai mà khóc khi bạn đối mặt với những ngày giông bão của cuộc đời ? Ai có thể chỉ cho mà không chẳng bao giờ đòi hỏi nhận lại cái gì ? Ai có thể không bao giờ cần phải đề cập đến một từ “yêu thương” nào mà chúng ta vẫn có thể cảm nhận được rằng “Bố mẹ yêu con rất nhiều và có thể hi sinh mọi thứ về con”. Rõ ràng bạn có thể cảm nhận qua từng ánh mắt lo lắng của cha hay sự vỗ về dịu dàng của mẹ cơ mà,tại sao bạn cho phép mình lờ đi như không hay biết gì ? Nhưng câu hỏi kiểu như vậy nếu đặt ra thì sẽ không bao giờ có thể liệt kê hết! Vì vậy, có lẽ thay vì hỏi “Bạn ĐÃ làm gì cho bố mẹ mình “, có lẽ từ đây tôi sẽ bắt đầu bằng câu hỏi ”Bạn SẼ làm gì cho bố mẹ mình?” Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha Thích Thiện Nghĩa Xin hãy dừng lại một chút thôi và dành thời gian cho bố mẹ mình nhiều hơn nữa, giai đoạn mà bạn gọi là “Trưởng thành” sẽ bao gồm rất nhiều mặt nhưng chắc chắn nó sẽ không bao giờ thiếu đi chữ “HIẾU”. Và tôi đã nghe ở đâu đó nói rằng :” Bố mẹ còn,bạn có nơi để về;bố mẹ mất,chỉ còn nơi để đi”.

Hãy gắn chặt tình cảm “Hiếu nghĩa” trong tim và rồi bạn có thể tự do đi đến muôn nơi mà không bao giờ phải hối tiếc điều gì cả bạn nhé

Người dự thi: Nguyễn Thị Mai Phương

Thay lõi đúng hạn, bảo vệ gia đình bạn

Nước sạch trọn đời, máy bền bỉ hơn

Lõi lọc thô (đến 12 tháng), Màng RO (từ 24-36 tháng), Lõi lọc chức năng (từ 12 tháng)

*Lưu ý: Các sản phẩm lõi lọc sau khi thay nên được xả đúng nơi quy định, thùng rác dành cho nhựa tái sinh.