TRƯỞNG THÀNH LÀ KHI TÔI CÓ THỂ TỰ ĐI TRÊN CON ĐƯỜNG TƯƠNG LAI CHO DÙ KHÔNG CÓ BỐ MẸ BÊN CẠNH

11/07/2018

Chia sẻ bài viết:

TRƯỞNG THÀNH LÀ KHI TÔI CÓ THỂ TỰ ĐI TRÊN CON ĐƯỜNG TƯƠNG LAI CHO DÙ KHÔNG CÓ BỐ MẸ BÊN CẠNH

“May mắn lớn  nhất trong cuộc đời con là được sinh ra trong vòng tay yêu thương của bố mẹ.”

   Con chỉ mới nhận ra điều đó cách đây không lâu, có lẽ là ba hay bốn về trước, có phải là muộn quá không? Con dã luôn tự ti về chính bản thân mình rằng con lớn trước tuổi, rằng tại sao tuổi thơ của con ngắn hơn so với các bạn cùng trang lứa. Một thời gian dài khi các bạn thoải mái đùa chơi  thì các lại lo lắng tại sao mình lớn nhanh như thổi, tại sao con cao hơn tất cả các bạn, tại sao con lại “nổi bật” ngay chính trong lớp học của mình. Điều đó ngày càng làm con trở nên tự ti, con không nghĩ mình sinh ra là một điều đúng đắn. Con chợt nhận ra phải chăng ngay từ khi sinh ra con đã mang tới những phiền toái cho bố mẹ. Đứa con lúc nào cũng chỉ biết ăn và chơi vô lo vô nghĩ tới mọi người, đứa con từ bé sống trong sung túc mặc dù gia đình không mấy khá giả, đứa con khiến bố mẹ chật vật vay mượn số tiền gần 30 triệu (khoảng năm 2005, 2006) để chữa bệnh cho mình, đứa con lúc nào cũng nhõng nhẽo đòi nọ đòi kia, muốn có em nhưng có rồi thì lại ngồi một góc khóc thút thít nói là không còn ai yêu con nữa.

 Con là đứa như vậy thì thà không sinh con ra có lẽ: bố mẹ đã có một thanh xuân thật đẹp, chúng ta đã không phải cùng nhau ở trọ suốt 12 năm trời, đã không phải tốn tiền cho nhiều thư, không phải lo nghĩ nhiều về con. Bà nói: “Bố mày ngày trước béo lắm mà bây giờ vì lo nghĩ nhiều nên mới gầy đi đấy.” Con khống biết ngày xưa bố béo thế nào, chỉ biết là bây giờ bố gầy đi thật, bó đi làm từ sáng đến tận tối mịt, 11 giờ đêm con mới lại đợc nhìn thấy bố. Trước đây, bố đi làm buổi sáng, đưa con và Minh (em trai) đi học rồi trưa bố lại về đón con (Minh lúc đó học mẫu giáo), mẹ ở nhà thì nấu cơm, bữa trưa chúng ta ăn cùng nhau, rồi buổi chiều cũng vậy, buổi tối cũng thế . Cứ cách vài tiếng con lại được thấy bố mẹ một lần, chỉ cần tan học, bước xuống sân trường là thấy bố đang chờ đón con, đi về đến nhà là thấy mẹ đang ngồi trước cửa, rồi chạy vào nhà mở cửa tủ lạnh và hỏi mẹ :”Có gì ăn không mẹ ơi?”. Một ngày cứ trôi qua như thế, đến cuối tuần thì cả nhà mình lại cùng ở bên nhau, đi ăn, đi chơi, về quê,...

 Cho đến một ngày gần hơn, đó là khi mẹ phải đi làm vì nếu không “Mẹ mày mà không đi làm nhà mày chỉ có nước về quê thôi.” Năm đó tôi 10 tuổi và biết rằng mình nên biết tích kiệm hơn cho bố mẹ.

Không lâu sau đó cả nhà chuyển đến một nới khác sống và vẫn là nhà trọ.Từ đây cuộc sống của nhà mình thay đổi, chúng ta vẫn yêu thương nhau, nhưng yêu thương chỉ dành tới cuối ngày. Bố mẹ đi làm từ sáng tới tối, hai chị em đi học từ sáng tới trưa, Minh ăn bán trú còn con về nhà ăn trưa. Bữa trưa lạnh nhạt do không có mẹ ở nhà, con phải tự bật bếp ga đun lại thức ăn, ăn cơm cũng một mình. Rồi tới lại đi học, tới chiều thì chị đèo em về nhà, căn nhà vẫn chỉ có hai chị em cho đến lúc bố mẹ về vào khoảng 6 giờ tối, cả hai chị em đều hò reo: ‘Bố mẹ về!” rồi cùng nhau ra đón bố mẹ. Chưa kể những hôm mẹ bận tăng ca hay bố có việc về trễ không thể đón mẹ được, những hôm đó chắc phải hơn 7 giờ bố mẹ mới về tới nơi. Buổi tối vui vẻ từ đó bắt đầu....

1bde8c703c6611e7b1374be01970adaa

Năm đó cũng là năm đầu tiên con đi xe đạp tới trường, bị ngã một lần và con nhớ mãi. Chiếc xe đạp do con cầm lái ngã xuống vì con ngoảnh về đằng sau kéo theo hai chị em cùng ngã. Con thì bị thương nhẹ còn Minh thì bị vập môi chảy máu, tay lái bị gãy và con phải dắt nộ một quãng để về nhà với bà. Thấy hai chị em như vậy bà vô cùng hoảng hốt, sau khi sơ cứu vết thương cho Minh xong, bà chan cho em bát canh và xúc cho nó được vài miếng. Nó bảo rất đau nhưng bà dụ chỉ cần ăn hết bát cơm này thì bà sẽ cho nó hai cái thạch, thế là nó cũng chịu đau mà ăn hết bát cơm. Con lúc đó cũng bị thương nhưng vết thương không đau bằng nỗi lo lắng, sợ khi về sẽ bị bố mẹ mắng. Tối đó bố mẹ về sớm. Bố mẹ trách con nhưng cũng chỉ thế thôi vì cũng biết con đau mà. Lúc đó khi bố hỏi con mới chợt nhớ ra vết thương phía dưới chiếc quần bị rách một lỗ nhỏ, vêt thương miệng nhỏ còn rơm máu. Không hiểu vì sao lúc đó con lại bật khóc, chắc vì con đã quá sợ hãi, đã không dám kêu với ai khác ngoài bố mẹ.

Lần đó rồi cũng qua, bố mẹ thống nhất cho Minh ăn bán trú cho tới lớp 3 khi nó tự đi xe đạp của mình.

Cứ như vậy cuộc sống trôi đều cho tới một ngày cuối năm 2016, con được thông báo rằng nhà mình đã mua được một mảnh đất ở chính Hà Nội này. Lúc đó con vui mừng hết biết, có lẽ chúng ta đã sắp có nhà của riêng mình. Vui vẻ mới được ít ngày thì mẹ nói năm tới (2017) không được uổi bố nên tạm thời chưa xây nhà vội:”Có kiêng có lành” mà đã thuê trọ 10 năm rồi thì thêm năm nữa cũng đâu có sao.

Bước sang 2018, bố mẹ lại chuyển sang mua nhà chung cư, mảnh đất vẫn để đó, nói là một vài năm nữa rồi xây nhà cũng chưa muộn.

Dạo đây bố mẹ đi làm cực lắm. Suốt 10 tháng nay, ngày nào bố cũng đi làm tới 11 giờ đêm mới về đến nhà. Ở khu này chỉ có mỗi nhà mình là còn đèn sáng lúc đó. Nhiều hôm vì mệt quá không chờ được, con lên gác ngủ đến sáng dậy sớm thì bố còn ngủ, thế là liền mấy ngày trời không được gặp bố luôn. Bố gầy đi nhiều lắm! Còn mẹ trước này đã gầy sẵn rồi, chẳng hiểu sao mẹ cũng ăn như mọi người mà mẹ vẫn gầy, nghe bảo mẹ có bệnh hay sao mà con cũng không biết. Một năm 365 ngày có lẽ người miễn dịch tốt nhất trong nhà chính là mẹ, chẳng bao giờ thấy mẹ ốm mà chỉ thấy con, Minh hay thi thoảng bố cũng ốm thôi. Dường như ông trời cũng biết mà ban cho bố mẹ một sức mạnh nào đó, sức mạnh chống trọi bệnh tật hay là do bố mẹ đang không cho phép mình bị bệnh để dành hết tâm sức chăm sóc chúng con?

Năm nay, con đã 14 tuổi còn 4 năm nữa để học hết cấp 3 nhưng chắc cần nhiều thời gian hơn để trưởng thành giống như bố mẹ. Con lập ra một bảng kế hoạch dài dằng dặc cho mình về những dự án tương lai: khi con có thể đỗ vào cấp 3, khi hoàn thành xong bậc THPT, khi nhận được học bổng du học Hàn Quốc, khi nhận được tháng lương đầu tiên, khi trở thành một người nổi tiếng và khi có trong tay thật nhiều tiền. Thế nhưng bố mẹ biết không, trên mỗi chặng đường của cuộc sống, con đều đặt bên đường những trạm dừng chân và đó chính là bố mẹ, con luôn vẽ một nơi chốn bình yên ngay sau mỗi bước chân của mình đó chính là căn nhà của chúng ta. Con tin rằng trên mỗi nẻo đường của cuộc sống, dù cn đi tới đâu và làm gì thì con luôn có bố mẹ ở bên cạnh, và con cần bố mẹ làm điều đó để tiếp thêm động lực cho con!

Nhìn vào bảng kế hoạch tôi lập ra cho riêng mình, tôi chợt nhận ra ngay cả khi tôi thành công nhất bố mẹ vẫn luôn ở bên cạnh tôi. Tôi luôn an toàn vì luôn có bố mẹ bên cạnh, sẵn sàng đón tôi trở về. Thế nhưng chính sự an toàn đó khiến tôi nhận ra cái yếu đuối của chính mình. Tôi biết bố mẹ không thể bên cạnh tôi mãi nhưng tôi lại thực hiện những điều cần họ bên tôi. Có vẻ như tôi chẳng thể tách rời bố mẹ và có vẻ như tôi chẳng bao giờ trưởng thành. Điều đó thúc giục tôi phải sửa đổi hoàn toàn kế hoạch cho tương lai của tôi, nhưng chính tôi cũng không biết phải bắt đầu từ đâu, từ lúc nào để tôi có thể bước một mình trên con đường đó mà không có bố mẹ bên cạnh. Tôi chỉ mới 14 tuổi và mọi người nói suy nghĩ của tôi chưa được chín chắn, tôi biết vậy nhưng tôi đang thay đổi nó hàng ngày để bản thân lớn hơn mỗi ngày. Chắc chắn sẽ có một ngày tôi thực sự phải bước một mình trên con đường tương lai, tôi sẽ chọn ra ngày đó, ngày mà “trạm dừng chân” dần dần ít đi và tôi không còn coi bố mẹ giống như một lá chắn để che chở cho mình trước những phong ba, bão táp mà chính là chỗ dựa tinh thần lớn nhất giúp tôi vượt qua khó khăn.

Trưởng thành là khi tôi không dụa vào bố mẹ để được giúp đỡ mà để mạnh hơn trong cuộc sống này! Tôi biết ngày đó còn xa lắm nhưng thời gian đang trôi qua từng giờ và cũng đã đến lúc tôi nhận thức được điều đó: Trưởng thành là khi....

Người dự thi: Trương Thùy Phương

 

 

Thay lõi đúng hạn, bảo vệ gia đình bạn

Nước sạch trọn đời, máy bền bỉ hơn

Lõi lọc thô (đến 12 tháng), Màng RO (từ 24-36 tháng), Lõi lọc chức năng (từ 12 tháng)

*Lưu ý: Các sản phẩm lõi lọc sau khi thay nên được xả đúng nơi quy định, thùng rác dành cho nhựa tái sinh.