Trưởng thành khi nhận ra trách nhiệm với vạn vật và can đảm thực hiện những trách nhiệm

26/06/2018

Chia sẻ bài viết:

Trưởng thành khi nhận ra trách nhiệm với vạn vật và can đảm thực hiện những trách nhiệm

Ranh giới của trưởng thành Một buổi sáng chủ nhật yên bình, em trai tôi vẫn còn ngái ngủ, bước ra khỏi phòng. Hôm nay trông nó cao đến kì lạ, cũng vì nó đang trong độ tuổi dậy thì nên phát triển rất nhanh. Mẹ tôi cười trìu mến, vỗ vai nó: “Con trai mẹ trưởng thành rồi đó!”. Chà, thật ra tôi không đồng tình với câu nói này lắm! Tuy em trai tôi có to xác thật, nhưng chuyện đưa đón nó đi học, vẫn được thực hiện bằng mẹ, hoặc tôi, hoặc bác xe ôm. Nó thà nằm nhà ôm điện thoại chơi game cả ngày còn hơn là đến nhà cô chú chơi với các anh em họ hàng, đọc sách hoặc chơi thể thao. Các cuốn sách nó đọc chủ yếu là tranh, ít chữ, các video nó xem trên youtube, đa số là video tổng hợp những tình huống hài hước, kì lạ, các trò chơi khăm, mục đích để giải trí. Như vậy, có lẽ do mẹ tôi không giấu nổi niềm hạnh phúc khi nhìn con khôn lớn mà dùng từ “trưởng thành”.

C986A1FE-199E-4A85-BF4A-FD8C6E54A536

Theo định nghĩa trên Wikipedia, tuổi trưởng thành là đến độ tuổi sinh sản, đã có thể chịu mọi trách nhiệm cho hành động của mình trước pháp luật, theo một con số nhất định, thì pháp luật Việt Nam quy định là 18 tuổi. Cũng giống như mẹ tôi, định nghĩa này đo sự trưởng thành bằng thể chất. Nhưng liệu có phải mọi con người khi đạt 18 tuổi trở nên đều được coi là đã trưởng thành. Tôi nghĩ là không. Sự lớn lên về thể xác chỉ là điều kiện cần, muốn bước qua ngưỡng trưởng thành, phải có thêm một điều kiện đủ, là sự dày dặn của tâm hồn và lý trí. Đó chính là điều cách biệt hóa quá trình trưởng thành của mỗi cá nhân về thời gian và cách thức.

Dạo gần đây, có một vài khoảnh khắc, nhỏ bé và ngắn ngủi, nhưng dường như lại đem đến sự thay đổi to lớn và kéo dài trong tâm trí tôi. Hôm đó mẹ đưa tôi một chiếc nhíp, bảo tôi nhổ một vài sợi tóc trắng trên đầu giúp mẹ. Tôi thật sự giật mình. Không phải là một vài sợi nữa, trên mái tóc của mẹ, một nửa đã bắt đầu mọc chân trắng. Tôi bắt đầu suy nghĩ miên man. Trong những tháng ngày qua tôi đang làm gì thế, liệu tôi có đang lãng phí thời gian vào những cuộc “rong chơi” mà người ta coi là tuổi trẻ có đặc quyền. Rõ ràng tốc độ già đi của bố mẹ chẳng chờ đợi tôi một chút nào! Tôi nhận ra trách nhiệm của một người con. Tôi bắt đầu trân trọng những buổi tối được đi shopping cùng mẹ hơn, những buổi mà trước kia tôi cứ coi như là điều hiển nhiên. Có thể tôi sẽ chẳng mua một món đồ gì trong một cửa hàng đồ trung niên nhưng tôi vẫn sẵn sàng bước vào cùng mẹ như cách mà mẹ đã mua đồ bao lần ở các cửa hàng thời trang trẻ khác cho tôi.

Một buổi chiều hè nóng đổ lửa, tôi lấy chiếc xe máy đi đón em. Nóng nực và tắc đường thật khiến tôi dễ bực bội. Vốn dĩ tôi không thích công việc đưa đón em đi học, vì tôi thấy nó mất thời gian của tôi lắm. Tôi đỗ xe, chờ rất lâu ở cổng trường, mà vẫn chưa thấy thằng em mình. Vừa check điện thoại, tôi thi thoảng lại ngẩng lên, mong ngóng nó. Cuối cùng em trai tôi xuất hiện. Nhìn từ xa, và ở trong bộ đồng phục học sinh, nó bé xíu. Vừa cười vừa chạy thật nhanh về phía tôi, nhưng vẫn không quên huých bạn nó một cái khi chạm mặt nhau. Trời vẫn nắng và tình trạng tắc đường vẫn như mọi hôm. Nhưng hôm nay tôi mới cảm nhận được mình là chị của đứa em này. Con đường tắc không quá đáng sợ bởi tôi có thể hỏi nó vô vàn câu kiểu như: “Hôm nay em học được gì?, Em thích học phần nào nhất?,…” hay trách mắng nó khi nó bảo không chú ý nghe giảng và không nhớ được gì. Trong khu vực tôi ở, có một ông lão nghèo, tóc bạc trắng, dáng đi rất chậm rãi, lững thững từng bước. Buổi sáng ông cụ chuyên ngồi ở gốc đa, chờ người qua lại cho tiền. Buổi chiều thường đi nhặt vỏ lon, túi bóng để bán. Tôi rất hay bắt gặp ông cụ, nhưng lần nào cũng chạy xe thẳng qua, theo thói quen. Sau rất nhiều lần như thế, tôi chuẩn bị trước tiền lẻ, định đi qua tuyến đường đó, sẽ gửi ông cụ. Ông cụ nhận tiền, miệng đã không còn răng, cười toe toét.

Bỗng dưng tôi thấy việc luôn phải có những bộ quần áo thật đẹp để mặc, việc luôn phải ăn uống check-in ở quán đẹp, sang chảnh không quá quan trọng nữa. Thật ra, điều kiện cần và đủ của trưởng thành có liên quan đến nhau. Tại sao người ta lại thường trưởng thành vào mốc 18-24 tuổi. Đó là mốc mọi người bước ra khỏi thế giới nhỏ bé của mình, tiếp xúc với nhiều mối quan hệ mới. Bên cạnh mối quan hệ với gia đình đã tồn tại từ trước, đó là những người bạn mới khác tỉnh thành, người yêu và mối quan hệ công việc. Và đã là một phần của các mối quan hệ đồng nghĩa với việc sẽ hình thành trách nhiệm.

Trách nhiệm của một cá nhân với gia đình, trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng, trách nhiệm của chính cá nhân đó với bản thân mình. Nhận ra trách nhiệm với gia đình là khi nhận ra công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, nhận ra vai trò của mình khi là con, là anh/chị/em.

Trách nhiệm với cộng đồng là khi có thể giúp đỡ người khác, hãy giúp,là hạ cái tôi của mình xuống một chút, cùng nhau sống hòa thuận, là băn khoăn, trăn trở mình có thể làm gì để vùng đất này, đất nước này phát triển. Trách nhiệm với bản thân là lắng nghe cơ thể và tâm trí của mình, chăm sóc và rèn luyện nó thật tốt. Việc nhận ra trách nhiệm của mình mới là bước một. Bước hai là phải can đảm thực hiện trách nhiệm ấy. “Can đảm” ở đây không phải là không thấy sợ hãi, mà là dù sợ nhưng vẫn làm.

Khi nhận ra trách nhiệm với vạn vật trong cuộc đời và can đảm thực hiện những trách nhiệm ấy là lúc chúng ta chạm chân tới ranh giới của trưởng thành.

Người dự thi: Nguyễn Thị Diễm Quỳnh

Thay lõi đúng hạn, bảo vệ gia đình bạn

Nước sạch trọn đời, máy bền bỉ hơn

Lõi lọc thô (đến 12 tháng), Màng RO (từ 24-36 tháng), Lõi lọc chức năng (từ 12 tháng)

*Lưu ý: Các sản phẩm lõi lọc sau khi thay nên được xả đúng nơi quy định, thùng rác dành cho nhựa tái sinh.