Nguồn nước nhiễm amoni - tác nhân tiềm ẩn gây ung thư

23/05/2019

Chia sẻ bài viết:

Nếu bạn thấy nguồn nước nhà mình có mùi khai, luộc thịt kỹ nhưng vẫn có màu hồng…, hãy lập tức kiểm tra ngay nguồn nước có bị nhiễm amoni không, bởi chất khí này là một tác nhân nguy hiểm gây ung thư.

Thông tin nguồn nước một số khu vực tại Hà Nội nhiễm amoni vượt chuẩn cho phép được báo chí phản ánh gần đây, khiến người dân vô cùng lo lắng (Cư dân The Vesta bức xúc vì nước có giun, amoni vượt giới hạn). Nguồn nước nhiễm amoni gây độc hại như thế nào đến sức khỏe? Làm sao nhận biết nước nhiễm amoni cao? Có cách nào để loại bỏ chất này?... Đây là những câu hỏi bức xúc của nhiều gia đình hiện nay.

Biểu hiện nước bị nhiễm amoni

Nhiều gia đình thấy hiện tượng lạ khi luộc thịt rất kỹ mà vẫn có màu hồng. Hiện tượng này có thể do nguồn nước nấu ăn đã bị nhiễm amoni. Amoni là chất khí không màu, không thể tồn tại lâu, mà chuyển thành nitrit. Nitrit sẽ làm ức chế men enzim trong thịt cản trở sự chuyển màu của thịt. Ngoài ra, nguồn nước nhiễm amoni 20mg/l  sẽ ngửi thấy mùi khai.
 
nguon-nuoc-nhiem-amino-may-loc-nuoc-karofi
 
Viện sức khỏe Nghề nghiệp và môi trường cho biết: Các dạng thường gặp trong nước của hợp chất nitơ là amoni, nitrit, nitrat, là kết quả của quá trình phân hủy các chất hữu cơ do hoạt động sản xuất hoặc do ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt. 

Nước nhiễm Amoni gây hại gì cho sức khỏe?

Bản thân amoni (NH4+) không gây bệnh, nhưng khi có trong nước, amoni bị chuyển hóa thành nitrit (NO2) rất độc hại cho con người. Đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi, chất này khiến cho da trẻ xanh xao, chậm tăng trưởng, do nitrit cạnh tranh với hồng cầu lấy hết oxy, khiến trẻ dễ mắc bệnh về đường hô hấp.  
 
Nguy hiểm hơn, nitrit trong nước kết hợp với các acid amin có trong thức ăn tạo thành nitroxamin là chất gây đột biến. Chất này khi sinh ra trong cơ thể sẽ tác động lên bộ máy di truyền tế bào như một chất đột biến, sinh ra các khối u, gây ung thư. Tác động này không loại trừ một ai, cả trẻ em lẫn người lớn. Như vậy, một khi nước đã nhiễm amoni thì nhất định phải loại trừ amoni ra khỏi nguồn nước.

Có cách nào loại bỏ Amoni trong nước?

Để loại bỏ amoni trong nước, các phương pháp được sử dụng phổ biến là: dùng clo để khử, kiềm hóa, máy lọc nước gia đình công nghệ RO… Trong nhiều trường hợp, các phương pháp cũng được phối hợp để loại bỏ triệt để amoni. Ví dụ, bước lọc tổng đầu nguồn sẽ dùng clo để khử, khi nước được cung cấp đến đường nước để sử dụng cho ăn uống, mỗi gia đình tiếp tục sử dụng máy lọc nước RO để loại bỏ triệt để lượng amoni có thể còn tồn dư lại sau lọc tổng. 
 
nguon-nuoc-nhiem-amino-may-loc-nuoc-karofi1
 
Máy lọc nước Karofi với nhiều tính năng thông minh là giải pháp hiệu quả và an toàn để loại bỏ amoni và các chất gây hại trong nước
 
Màng RO là công nghệ lọc nước tiên tiến nhất hiện nay của thế giới và đã được ứng dụng vào sản phẩm của Việt Nam từ nhiều năm nay. Với cấu tạo đặc biệt, những lỗ màng siêu nhỏ, chỉ khoảng 0,0001 micro (nhỏ hơn 20 lần đường kính sợi tóc) ngăn chặn đến 99.9% cặn bẩn, vi khuẩn, virus, và các chất độc hại như asen, amoni… cho nguồn nước đầu ra hoàn toàn tinh khiết.
 
Tại Việt Nam hiện nay, máy lọc nước gia đình Karofi là thương hiệu được cấp chứng nhận nước sau khi lọc đạt Quy chuẩn quốc gia đối với nước uống trực tiếp (QCVN06-1:2010/BYT). Nước sau khi lọc có thể uống trực tiếp mà không cần đun sôi. 
 
nguon-nuoc-nhiem-amino-may-loc-nuoc-karofi2
 
Chứng nhận về nước sau lọc của Karofi đạt Quy chuẩn nước uống trực tiếp do Viện Sức khỏe nghề nghiệp & môi trường - Bộ Y tế cấp, trong đó chỉ tiêu Nitrit được lọc bỏ hơn 97% 
 
Nếu bạn có bất cứ băn khoăn nào về nguồn nước và sức khỏe liên quan đến nguồn nước, bạn có thể gửi câu hỏi tư vấn cho các chuyên gia cố vấn uy tín của Karofi: TS Lê Thái Hà (Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường), BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh (nguyên Trưởng khoa nội 1 - Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM).

Thay lõi đúng hạn, bảo vệ gia đình bạn

Nước sạch trọn đời, máy bền bỉ hơn

Lõi lọc thô (đến 12 tháng), Màng RO (từ 24-36 tháng), Lõi lọc chức năng (từ 12 tháng)

*Lưu ý: Các sản phẩm lõi lọc sau khi thay nên được xả đúng nơi quy định, thùng rác dành cho nhựa tái sinh.