Chúng ta ai cũng thế, ai rồi cũng sẽ trưởng thành
Chúng ta ai cũng thế, ai rồi cũng sẽ trưởng thành
Tôi sinh ra ở 1 vùng quê nghèo, vì cuộc sống mưu sinh mà năm tôi 10 tuổi , mẹ tôi phải đi Hong Kong xuất khẩu lao động để lại bố tôi cùng 2 chị em tôi ở nhà. Gia đình tôi có 2 chị em , tôi và một đứa em trai, em trai ít hơn tôi 6 tuổi, ngày mẹ đi xuất khẩu lao động , em tôi mới có 4 tuổi. Ngày đó, mẹ tôi phải trốn em đi lúc nửa đêm, sáng ra thằng bé không thấy mẹ đâu , khóc ing ỏi, bố tôi phải dỗ dành mãi, nó mới chịu.
Ban ngày thì chơi ngoan ngoãn với mấy đứa trẻ con hàng xóm, tối đến thằng bé lại nhớ mẹ , khóc dả diết, đêm nào bố tôi cũng phải chăm và dỗ dành . Phải đến 1 tháng liền như thế. Ngày đấy, điện thoại hiếm lắm, cả làng tôi mới có 5 chiếc, 1 tháng mẹ mí điện về 1 lần, mỗi lần điện về là 4 bố con tôi lại chạy đến nhà bác bán tạp hóa đầu làng, nói chuyện không được là bao, mỗi đứa chỉ được nghe mẹ nói có 1-2 phút. Hồi mới đầu, thằng em tôi thấy lạ lên mẹ hỏi còn không dám nói gì, nhưng sau đó một thời gian thằng bé quen nên í ới được mấy câu.
Sau vài năm mẹ tôi đi , cuộc sống của gia đình tôi bắt đầu khấm khá hơn, em tôi lớn dần nó không còn khóc lóc đòi mẹ nữa. Thời gian cứ thế trôi đi , mẹ tôi thấm thoắt cũng sang đó được 10 năm . Thế rồi 1 ngày, chúng tôi nghe tin mẹ tôi bị bắt vì tội định cư bất hợp pháp , làm chứng minh thư giả , án phạt 1 năm tù giam và vĩnh viễn không được quay lại Hồng Kông. Nghe tin mà cả nhà cảm thấy hoang mang, lo sợ cho mẹ bơ vơ nơi xứ người, nay lại vào trại giam. Chúng tôi thương mẹ lắm. Cùng thời gian đó, tôi vừa trải qua 1 kỳ thi quan trọng trên trường đại học , nhưng kết quả không như mong muốn, tôi buồn lắm .
Một buổi tối ,tôi đang ngồi vu vơ ngoài hiên , nó ngồi cạnh tôi, mặt trầm ngâm, từ tốn nói với tôi rất nhiều điều, nó nói nhiều lắm, tôi không nhớ hết được, nói chung là rất triết lý. Nhưng có 1 câu mà tôi nhớ nhất chính là : “ Điều gì rồi cũng qua đi , con người ta ai cũng có lúc nọ lúc kia, nỗi buồn nào rồi cũng qua đi, niềm vui nào rồi cũng dừng lại, con người ta phải có lúc này thế mới gọi là cuộc sống, quan trọng là mỗi chúng ta phải biết vươn lên , để tìm niềm vui cho chính mình” , nó ít hơn tôi 6 tuổi, mà tôi cứ ngỡ nó hơn tôi 6 tuổi vậy. Lúc này tôi mới nhận ra nó cũng bắt đầu học lớp 9, 14 tuổi rồi. Và rồi mấy hôm sau, tôi dọn dẹp nhà cửa, phát hiện 1 tờ giấy trong thùng rác viết rất nhiều chữ hoa lá, thấy lạ nên đọc thử, thì ra đó là thư nó viết để gửi cho mẹ tôi, nhưng lại không gửi đi. Trong thư, nó kể cho mẹ nghe rất nhiều thứ, nào là chuyện ở nhà, ở trường, rồi hỏi thăm mẹ từng chuyện 1 trong đó. Đọc thư mà tôi cảm động lắm, tôi đã giấu nó, gửi thư đi cho mẹ. Đến lúc này , thì tôi nhận ra , nó đã lớn và tưởng thành thật sự, nó không còn là đứa bé mà cho kẹo thì vui, nhớ mẹ thì khóc tu tu nữa rồi. Đến ngày hết hạn , mẹ tôi về nước, trước hôm mẹ về , tôi thấy bố bảo nó ở nhà một mình dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa (tôi đi học xa nên ít về nhà), lấy ảnh mẹ gửi về trước kia treo lên khung, thay toàn bộ bằng ảnh thần tượng ca nhạc của nó. Một năm sau ngày mẹ tôi bị bắt, tôi thấy nó thay đổi rất nhiều: trưởng thành hơn, chững trạc hơn , học cũng tốt lên hẳn (thi đỗ cấp 3 vào lớp chọn ). ^ ^ Thế mà đó cũng là câu chuyện của 7 năm về trước, hiện tại, nó đã là sinh viên năm cuối đại học, bố mẹ tôi ở nhà mở một shop bán hoa nho nhỏ ,thu nhập không cao, nhưng cuộc sống ổn định , tôi hiện đang làm cho một công ty trung quốc, kinh tế thay đổi nhiều so với những năm về trước. À, sau này tôi có hỏi mẹ về bức thư kia, mẹ tôi không nhận được .
Chúng ta ai cũng thế, ai rồi cũng sẽ trưởng thành, không phải một hai ngày , mà là cả một quá trình từ từ theo thời gian, chỉ là đến một thời điểm nào đó, ta mới bỗng nhận ra và công nhận sự trưởng thành ấy.
Người dự thi: Nguyễn Thị Ánh Kiều