Bình nóng lạnh bị nhảy chống giật: Nguyên nhân và cách khắc phục

13/09/2022

Chia sẻ bài viết:

Bình nóng lạnh bị nhảy chống giật là hiện tượng mà khi ai sử dụng bình nước nóng cũng đều sẽ gặp phải, cần phải xử lý càng sớm càng tốt, để đảm bảo an toàn cũng như hạn chế những sự cố đáng tiếc xảy ra. Bài viết sau sẽ giới thiệu đến bạn nguyên nhân và cách khắc phục chống giật cho bình nóng lạnh.

1. Thiết bị chống giật ở bình nóng lạnh như thế nào

- Thiết bị chống giật là gì?

Thiết bị chống giật ở bình nóng lạnh hay còn được gọi là ELCB được lắp đặt ở đầu nguồn điện vào của thiết bị, có thể bên trong hoặc bên ngoài bình tùy theo hãng sản xuất. Có nhiều người vẫn lầm tưởng thiết bị chống giật ELCB với aptomat (hay còn gọi là CB) là một. Nhưng thực ra không phải, chúng là 2 thiết bị hoàn toàn khác nhau

- Công dụng của chống giật ELCB

Nếu như aptomat là thiết bị đóng ngắt nguồn điện bị quá tải, ngắn mạch hay chập điện thì công dụng của ELCB là nhanh chóng phát hiện hiện tượng rò rỉ điện và ngắt nguồn điện kịp thời để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, bạn nên sử dụng 2 loại này để đảm bảo an toàn cho người dùng và thiết bị. Và cần phân biệt rõ khi nào thì CB bị nhảy và khi nào thì bình nóng lạnh bị nhảy chống giật để có hướng xử lý phù hợp.

chong-giat-binh-nong-lanh-bi-nhay
(Ảnh: Internet)

- Nguyên lý hoạt động của ELCB bình nóng lạnh

Chống giật ELCB hoạt động dựa trên sự cân bằng giữa nguồn điện đi vào và nguồn điện đi ra thiết bị. Dòng điện đi ra ở dây nóng và trở về ở đây mát sẽ tạo ra từ trường biến thiên ngược chiều nhau. Hai dòng điện này sẽ bằng nhau khi thiết bị hoạt động bình thường, từ trường biến thiên cũng sẽ triệt tiêu nhau cho điện áp cuộn thứ cấp = 0. Nếu trong trường hợp điện bị rò rỉ, dòng điện trên 2 dây nóng và mát sẽ khác nhau, từ trường biến thiên cũng không thể triệt tiêu nhau, lúc này chống giật ELCB sẽ nhảy.

2. Tại sao bình nóng lạnh lại bị nhảy ELCB

Hiện tượng bình nóng lạnh bị nhảy chống giật thì sẽ xảy ra khi nguồn điện áp có dấu hiệu bị rò rỉ và có 3 nguyên nhân chính dẫn tới việc này đó là:

  • Rò điện do hỏng rơ le hoặc là hỏng sợi đốt
  • Cục chống giật bình nóng lạnh bị hỏng 
  • Bo mạch điện bị sự cố

Ngoài ra, nguyên nhân khác khiến cho bộ chống giật bình nóng lạnh bị nhảy là do bạn lắp trong phòng tắm, khiến hơi nước bốc lên và sẽ ngấm vào. Nếu rơi vào trường hợp này thì chỉ cần gạt công tắc và xử lý đơn giản là được. 

3. Kiểm tra và khắc phục cục chống giật bình nóng lạnh bị nhảy

Khi nhận thấy bình nóng lạnh bị nhảy chống giật ELCB thì có thể nguồn điện của thiết bị đang bị rò rỉ. 

- Thanh đốt bị hỏng

Bộ phận thanh đốt bình nóng lạnh là nơi giúp chuyển nguồn điện thành năng lượng nhiệt để làm nóng nước trong bình. Sau quá trình sử dụng, thanh đốt có thể bị han rỉ, bề mặt lớp mạ thanh đốt bị rạn nứt hoặc thủng sẽ khiến cho dòng điện bị rò rỉ ra ngoài nguồn nước. Xuất hiện tín hiệu dòng điện bất thường nên thiết bị chống giật sẽ cảm biến được, ngay lập tức ngắt.

Cách khắc phục: Kiểm tra thanh đốt, thay mới nếu như chúng bị rỉ sét hoặc rạn nứt. Bởi đây có thể là nguyên nhân gây rò điện, cần thay một thanh đốt mới có cùng kích cỡ và chủng loại. Hoặc nếu thấy thanh đốt bị đóng cặn thì cần vệ sinh sạch và thử lại lần nữa.

may-nuoc-nong-bi-chay-nuoc-nguyen-nhan-va-cach-khacphuc
(Ảnh: Inernet)

- Dây chống giật bị ẩm

Nước chảy vào thiết bị chống giật khiến cho dây chống giật bị ẩm và gây chập bên trong thì ELCB cũng sẽ nhảy để đảm bảo an toàn cho người dùng

Cách khắc phục: Mở nắp bình nóng lạnh và kiểm tra xem bên trong có bị ẩm ướt hay đọng nước gì không? Nếu có cần lau và sấy khô chúng

- Rơ le bị hỏng

Rơ le bình nóng lạnh bị hỏng cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho thiết bị chống giật của bình nóng lạnh bị nhảy. 

Cách khắc phục: Cần kiểm tra và thay mới rơ le

- Tiếp điểm bị move

Các vị trí tiếp điểm, đầu nồi bị move và chạm vào vỏ kim loại gây ra hiện tượng rò rỉ điện nên ELCB cũng sẽ bị nhảy

Cách khắc phục :

Kiểm tra vị trí các tiếp điểm, đầu nối bằng mắt thường hoặc bút thử điện. Nếu phát hiện ra điểm hở thì hãy nối chúng lại để đảm bảo an toàn.

Xem thêm: 

- ELCB bị hỏng

Nếu như đã kiểm tra hết toàn bộ bình nóng lạnh mà vẫn không phát hiện lỗi hỏng gây rò rỉ điện thì hãy nghĩ ngay đến thiết bị chống giật ELCB đã bị hỏng hoạt động không ổn định

Cách khắc phục: 

Cần thay thiết bị chống giật ELCB mới và thực hiện theo các bước

Bước 1: Mở mặt bảo vệ ở khu vực đầu nối bình nóng lạnh ra.

Bước 2: Tháo bỏ dây chống giật cũ đã bị hỏng ra ngoài để lắp dây chống giật mới vào.

Bước 3: Sử dụng băng dính điện để quấn đầu tiếp điểm được nối vào rơle để dễ luồn qua ống gen

Bước 4: Dây chống giật ở bình nóng lạnh có 3 sợi tương ứng: nóng, lạnh và nối đất. 

Lưu ý: 

Bạn nên bình tĩnh và ngừng sử dụng bình nóng lạnh khi thiết bị chống giật nhảy. Ngắt hết các nguồn điện trước khi kiểm tra và thay sửa để đảm bảo an toàn. Đặc biệt, không nên tự ý tháo rời và sửa chữa bình nóng lạnh nếu như bạn không có sự am hiểu về kỹ thuật, cấu tạo và nguyên lý của thiết bị.

Nhận tư vấn từ karofi

Thay lõi đúng hạn, bảo vệ gia đình bạn

Nước sạch trọn đời, máy bền bỉ hơn

Lõi lọc thô (đến 12 tháng), Màng RO (từ 24-36 tháng), Lõi lọc chức năng (từ 12 tháng)

*Lưu ý: Các sản phẩm lõi lọc sau khi thay nên được xả đúng nơi quy định, thùng rác dành cho nhựa tái sinh.