Bình nóng lạnh trực tiếp và gián tiếp khác nhau như thế nào?
Trên thị trường đang tồn tại 2 loại bình nóng lạnh là: Bình nóng lạnh trực tiếp và bình nóng lạnh gián tiếp. Bạn đang muốn mua bình nóng lạnh cho gia đình nhưng lại phân vân không biết chọn loại nào cho phù hợp. Nên mua máy nóng lạnh trực tiếp hay gián tiếp? Hãy tìm hiểu bài viết sau đây để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất nhé
Bình nóng lạnh trực tiếp là gì?
Bình nóng lạnh trực tiếp sở hữu thiết kế nhỏ gọn có khả năng làm nóng tối đa khoảng 55 độ C, làm nóng nước trực tiếp để đáp ứng tốt và nhanh nhu cầu người dùng. Máy nước nóng trực tiếp được cấu tạo từ các bộ phận như:
- Bên ngoài: Vỏ máy, vòi sen, nút điều chỉnh nhiệt độ, cầu giao chống giật ELCB, van khóa nước, van điều chỉnh lưu lượng nước ra, các đèn báo, giá đỡ...
- Bên trong: Cảm biến lưu lượng nước, cảm biến nhiệt độ, bộ lọc nước,thanh magie, thanh điện trở, đường nước nóng lạnh,...
Máy hoạt động dựa trên cơ chế làm nóng nước bằng điện trở, không cần sử dụng bình chứa nước bên trong. Sau khi thanh điện trở được làm nóng thì nước sẽ được đưa vào vòi trực tiếp là bạn có thể sử dụng ngay mà không cần phải dự trữ.
Bình nóng lạnh gián tiếp là gì?
Bình nóng lạnh gián tiếp là bình có khả năng làm nóng nước trong khoảng thời gian dài khoảng 10 - 15 phút, sở hữu thiết kế to và hệ thống ống nước ra vào riêng biệt. Bạn có thể sử dụng cho bồn tắm, bồn rửa mặt. Tuy nhiên, điểm khác biệt với bình trực tiếp là bình gián tiếp có bình chứa lớn, giúp chứa được nhiều nước hơn.
Bình nóng lạnh Karofi KBO-R200
Bình nóng lạnh gián tiếp cũng được cấu tạo tương tự giống như bình nóng lạnh trực tiếp và trang bị các tính năng đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng như cầu giao chống giật ELCB, cảm biến lưu lượng nước, cảm biến nhiệt độ,...
Bình hoạt động dựa trên cơ chế là lấy nước lạnh pha với nước nóng, chỉ cần làm nước sôi 1 lần duy nhất là có thể cung cấp nước nóng cho cả gia đình, hoặc để dùng nhiều lần.
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
Trực tiếp |
Nước sẽ nóng nhanh gần như ngay lập tức do hoạt động theo cơ chế làm nóng trực tiếp bằng thanh điện trở |
Khu vực lắp bình cần có áp lực nước lớn và điện áp ổn định |
Bình có kích thước nhỏ gọn và việc lắp đặt bình cũng đơn giản, dễ dàng. |
Thông thường bình nóng lạnh trực tiếp có nhiệt độ làm nóng trong khoảng 45 - 55 độ C nên không phù hợp với môi trường có nhiệt độ quá lạnh |
|
Trang bị nhiều cơ chế bảo vệ an toàn như: hệ thống cách ly dòng điện ELCB, cảm biến nhiệt và cảm biến lưu lượng nước. |
||
Gián tiếp |
Được trang bị bình chứa nước dung tích lớn, có đường nước vào và ra riêng biệt, chỉ cần làm nóng một lần là có thể sử dụng được nhiều lần, tiết kiệm điện hơn.
|
Việc lắp đặt máy sẽ tốn nhiều thời gian hơn do máy khá cồng kềnh |
Một bình nóng lạnh có thể sử dụng cho nhiều khu vực như: bồn rửa mặt, bồn tắm,... |
Phải mua thêm vòi chia nóng lạnh |
|
Có thể lắp đặt âm tường, tiết kiệm diện tích, tăng tính thẩm mỹ cho không gian nội thất. |
Bình cần được bật trước từ 15 - 30 phút mới có nước nóng để dùng. |
|
Máy cũng có cơ chế chống giật ELCB và cầu dao ngắt điện khi quá tải, bảo vệ an toàn cho người sử dụng. |
Nên lựa chọn bình nóng lạnh trực tiếp hay gián tiếp?
Lựa chọn theo nhu cầu:
- Không gian phòng tắm nhà bạn tương đối bé và không có tường bê tông trống thì nên chọn bình nóng lạnh trực tiếp
- Bạn có nhu cầu sử dụng nước nóng ở cả bồn rửa mặt hay bồn tắm thì nên chọn bình nóng lạnh gián tiếp
- Nếu khu vực lắp đặt có khí hậu lạnh như miền bắc, bình nước nóng gián tiếp sẽ là sự lựa chọn lý tưởng.
- Ở những nơi có áp lực nước yếu, nên chọn mua bình nóng lạnh trực tiếp có bơm trợ lực hay bình nóng lạnh gián tiếp để dòng nước đầu ra được ổn định.
Chọn theo mức độ sử dụng:
- Gia đình từ 4 đến 8 người thì nên chọn mua bình nóng lạnh gián tiếp để có thể đun đủ nước tắm cho cả nhà trong 1 lần nhằm tiết kiệm điện năng.
- Nếu gia đình bạn ít người hay chỉ dùng cá nhân, nhu cầu sử dụng nước nóng ít hoặc vừa phải, nên chọn bình nóng lạnh trực tiếp để tiết kiệm chi phí.
Kết luận: Mong rằng qua bài viết trên Karofi sẽ giúp bạn chọn được bình nóng lạnh ưng ý và phù hợp nhất