Có nên tắt bình nóng lạnh khi tắm hay không?

05/09/2022

Chia sẻ bài viết:

Bình nóng lạnh là trang thiết bị không còn xa lạ đối với mỗi phòng tắm của mỗi gia đình. Tuy nhiên, để sử dụng một cách thuận tiện cũng như đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình thì không phải ai cũng nắm bắt được. Có nên tắt bình nóng lạnh khi tắm hay có nên bật bình nóng lạnh khi tắm là thắc mắc của không ít người đang sử dụng bình nóng lạnh quan tâm. 

1. Tại sao vừa tắm vừa bật bình nóng lạnh lại nguy hiểm

Bình nóng lạnh trở nên thông dụng và có mặt phần đông ở các hộ gia đình phục vụ nhu cầu tắm nước nóng của các thành viên. Bên cạnh đấy, bình nóng lạnh cũng có thể trở thành thiết bị nguy hiểm có thể bị rò tỉ điện hoặc phát nổ và gây ra những hậu quả nghiêm trọng về tài sản, tính mạng nếu không được sử dụng đúng cách. Một trong những điều người sử dụng đang lầm tưởng về bình nóng lạnh an toàn đó là chế độ tự ngắt điện nhờ bộ phận Rơ le nhiệt, nên yên tâm để cắm điện suốt 24h/24h, kể cả lúc tắm.

cach-bat-binh-nong-lanh-an-toan-nong-nhanh-va-tiet-kiem-dien-3
(Ảnh: Internet)

Trên thực tế, Rơ le này chỉ có nhiệm vụ điều khiển nhiệt độ nước của bình. Khi sử dụng, nhiệt độ nước thấp thì role tự động cấp điện, nhiệt độ nước cao role tự động cắt điện, chứ không có chức năng bảo vệ chống điện rò ra nước. Bình nóng lạnh còn lắp hệ thống chống giật ELCB giúp hạn chế sự cố chạm điện bên trong máy, ngắt điện khi có sự cố. Tuy nhiên cũng không an toàn tuyệt đối do có thể bị hỏng.

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng bình tắm nóng lạnh tiết kiệm điện hiệu quả nhất

2. Bật bình nóng lạnh khi tắm gặp những nguy hiểm gì?

Những nguy hiểm bạn có thể đối mặt nếu bật bình nóng lạnh khi tắm

  • Nổ bình nóng lạnh:

Tưởng chừng bình nước nóng là thiết bị an toàn, nhưng nếu dùng sai cách thì chúng có thể phát nổ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người. Nhiều người duy trì thói quen bật bình nóng lạnh khi tắm vì cho cho rằng bộ phận rơ le sẽ ngắt điện khi nước trong bình đủ nóng.

Thực tế, rơ le nhiệt đóng vai trò dẫn điện cho sợi đốt khi nhiệt độ nước trong bình xuống thấp và ngắt điện khi nước đủ độ nóng. Người dùng vẫn thường xuyên bật bình nóng lạnh 24/24 kể cả khi tắm. Tuy nhiên, việc cung cấp điện liên tục như thế có thể làm bảng điều khiển nhiệt độ mất kiểm soát. Khi đó, áp suất trong bình tăng quá nhanh trong khi van an toàn nóng lạnh chưa kịp xả áp sẽ khiến bình nước nóng phát nổ.

  • Rò điện do thanh gia nhiệt

Việc bật bình nóng lạnh cả ngày về lâu dài sẽ khiến thanh gia nhiệt bị biến dạng. Hơn nữa, các chất cặn bẩn bám trên thanh gia nhiệt làm bộ phận này còn bị ăn mòn, rò điện ra nước rất nguy hiểm. Vậy nên, người dùng nên tắt bình nóng lạnh sau khi nước đã được đun nóng. Nếu không, bình nước nóng rò điện có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người sử dụng.

  • Rò điện do hỏng gioăng

Nếu bộ phận cách điện gioăng cao su nối giữa thanh nhiệt, vỏ bình tắm nóng lạnh và dây điện đã cũ, sờn và nứt sẽ gây thấm nước. Gioăng cao su mất khả năng cách điện và làm điện rò rỉ ra toàn bộ bình nóng lạnh. Từ đó, gây chập cháy và giật điện cho người sử dụng.

bat-binh-nong-lanh-khong-co-nuoc

3. Hướng dẫn dùng bình nóng lạnh an toàn cho gia đình bạn

- Không bật bình nóng lạnh 24/24.

- Thường xuyên vệ sinh cũng như bảo dưỡng bình nóng lạnh định kỳ.

- Lắp đặt bình nóng lạnh ở khoảng cách xa với vòi nước dùng thường xuyên, khi tắm phải đảm bảo nước từ vòi không thể bắn vào bình nóng lạnh.

- Chọn mua bình nóng lạnh chính hãng, bình nóng lạnh có những công nghệ hiện đại cùng các hệ thống chống giật như ELCB.

Có rất nhiều tai nạn thương tâm do vừa tắm vừa bật nóng lạnh, vậy nên chúng ta cần bật bình từ 15 -20 phút trước khi tắm. Sau đó, nên tắt đi để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho gia đình bạn.

Nhận tư vấn từ karofi

Thay lõi đúng hạn, bảo vệ gia đình bạn

Nước sạch trọn đời, máy bền bỉ hơn

Lõi lọc thô (đến 12 tháng), Màng RO (từ 24-36 tháng), Lõi lọc chức năng (từ 12 tháng)

*Lưu ý: Các sản phẩm lõi lọc sau khi thay nên được xả đúng nơi quy định, thùng rác dành cho nhựa tái sinh.