Bị sốt cần uống gì để cơ thể nhanh lấy lại sức

13/06/2022

Chia sẻ bài viết:

Khi bị sốt uống nước như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm, bởi khi uống nước đúng cách có thể hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.

1. Nguyên nhân gây ra sốt?

Sốt là khi thân nhiệt cơ thể tăng trên 37.5 độ C vì nhiều nguyên nhân gây, nhưng chủ yếu gồm:

- Sốt rét do ký sinh gây nên khiến người bệnh bị sốt ở nhiệt độ cao, ớn lạnh, đổ mồ hôi,....

- Sự tấn công của virus khiến cơ thể sốt và mệt mỏi.

- Sốt thương hàn nguyên nhân do vi khuẩn thương hàn trong nguồn nước ô nhiễm. Lúc này, người bệnh thường sốt trên 40 độ C, tiêu chảy cấp, đau bụng.

- Sốt xuất huyết do virus gây nên biểu hiện sốt cao trên 39 độ C, chán ăn, mệt mỏi,...

- Cảm cúm gây sốt, ho, ớn lạnh, đau họng,...

- Sốt do viêm gân gây ra triệu chứng mệt mỏi, vàng da,..

2. Khi bị sốt cần uống nước gì?

2.1. Tại sao cần bổ sung nước có cơ thể khi bị sốt

Cơ thể sẽ bị kiệt sức do mất nước khi mà bị sốt cao, nếu không can thiệp kịp thời sẽ rất nguy hại cho sức khỏe. Nếu sốt càng cao thì cơ thể lại càng bị mất nước, mệt mỏi và dễ bị suy nhược hơn. 

Bên cạnh, nước còn được xem là chất xúc tác cần có cho nhiều loại hoạt động và phản ứng hóa học để cơ thể được vận hành đúng hiệu suất, vi khuẩn và tác nhân gây sốt nhanh chóng bị đào thải ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Bởi thế, khi bị sốt, để giúp cho quá trình phục hồi sức khỏe thì bổ sung nước luôn là việc làm cần thiết.

bi-sot-can-uong-nuoc-gi
(Ảnh: Internet)

Tham khảo: Người tập thể thao phải uống nước như nào cho chuẩn?

2.2. Uống nước như thế nào khi bị sốt

Khi sốt sẽ làm cơ thể bị mất nước, nếu tình trạng này kéo dài mà không được can thiệp, bổ sung nước kịp thời có thể gây nguy hại đến tình trạng sức khỏe của người bệnh. Người sốt càng cao càng nguy hiểm, cơ thể bị mất nhiều nước hơn sẽ dẫn tới mệt mỏi và suy nhược cơ thể.

Vậy nên khi sốt thì việc đầu tiên cần thiết là uống đủ nước nạp vào cơ thể khoảng 1,5L - 2L trong ngày. Bổ sung nước với oresol để uống, giúp nạp thêm điện giải ion, thanh lọc cơ thể, bù khoáng, khô miệng,...Mỗi lần chỉ uống lượng nước vừa phải không nên uống dồn dập vào 1 lúc, tránh bị gây sốc

Lưu ý cần tránh 1 số loại nước:

- Đồ uống có cồn sẽ khiến cơ thể bị háo và mất nước nhanh hơn nên sẽ tăng nguy cơ khiến cơ sốt kéo dài lên.

- Nước lạnh: làm co mạch máu và tác động xấu đến quá trình lưu thông máy, tăng thân nhiệt, tăng nguy cơ đau đầu,...

- Nước trà xanh: làm cho não bị kích thích, tăng đường huyết nên làm nhiệt độ cơ thể tăng lên, giảm tác dụng của thuốc hạ sốt.

2.3. Bị sốt uống nước gì để nhanh hạ sốt

  • Nước lọc 

Thức uống đầu tiên trong danh sách là nước lọc. Nước lọc là thức uống tốt nhất mà bạn có thể uống và đặc biệt là khi bạn bị ốm. Những loại nước bạn uống vô cùng quan trọng. Các hợp chất như clo và florua được thêm vào nước máy để giữ cho nước không bị ô nhiễm, nhưng điều này không có nghĩa là nước thành phố là tinh khiết hoặc an toàn; và nước cất thì thiếu các khoáng chất mà cơ thể bạn cần. Đây là lý do tại sao nước lọc tinh khiết từ bộ lọc nước uống hay máy nước nóng lạnh RO lựa chọn phù hợp nhất để bạn phục hồi và tăng cường khả năng miễn dịch, bởi đây là loại nước đã được loại bỏ các tạp chất gây hại và bổ sung các khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

  • Nước cam:

Nước cam có rất nhiều công dụng với cơ thể, nhất là những người bị sốt. Cụ thể: tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa nhiệt độ giúp hạ sốt dễ hơn, kích thích tiêu hóa, cung cấp nước và chất điện giải, ngăn ngừa thiếu máu,...

nuoc-cam-uong-khi-bi-om
(Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, không uống nước cam khi đói để tránh làm tăng lượng axit gây tổn thương niêm mạc dạ dày, không uống cùng với các loại thuốc dễ phá hủy cấu trúc và hoạt tính của thuốc, không uống cùng sữa dễ gây đầy hơi hoặc rối loạn tiêu hóa.

  • Nước từ các loại hạt đậu:

Nước từ các loại hạt đậu như: đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh,... sẽ giúp cơ thể nhanh hạ nhiệt, nhanh phục hồi năng lượng và cảm thấy dễ chịu hơn. Khi nấu nên pha lẫn thêm 1 chút muối và đường để có vị nước dễ uống hơn.

  • Nước dừa:

Nước dừa có công dụng tương tự như nước oresol nên nó cũng cung cấp vitamin C, kali và chất điện giải bổ sung cho cơ thể. Uống nước dừa thành nhiều lần trong ngày sẽ giúp cơ thể bớt mệt mỏi và hạ sốt nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu sốt mà kèm theo triệu chứng đầy bụng thì không nên uống nhiều nước dừa, đặt biệt là không nên uống vào buổi tối.

nuoc-dua-uong-khi-bi-sot
(Ảnh: Internet)
  • Nước diếp cá:

Rau diếp cá có tính mát nên sẽ hạ sốt rất nhanh, đồng thời giảm thiểu tình trạng táo bón, giúp giải độc và tiêu đờm. Tuy nhiên, nếu sốt kèm theo hiện tượng đi ngoài thì không nên uống rau diếp cá.

(Nguồn: Karofi, Medlatec)

Nhận tư vấn từ karofi

Thay lõi đúng hạn, bảo vệ gia đình bạn

Nước sạch trọn đời, máy bền bỉ hơn

Lõi lọc thô (đến 12 tháng), Màng RO (từ 24-36 tháng), Lõi lọc chức năng (từ 12 tháng)

*Lưu ý: Các sản phẩm lõi lọc sau khi thay nên được xả đúng nơi quy định, thùng rác dành cho nhựa tái sinh.