5 công nghệ lọc nước phổ biến nhất hiện nay

11/07/2022

Chia sẻ bài viết:

Hiện nay nguồn nước sử dụng đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng. Bởi vậy, sử dụng máy lọc nước được coi như giải pháp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến các công nghệ lọc nước tốt hiện nay. Qua bài viết sau, Karofi sẽ cho bạn biết những thông tin cần biết về các công nghệ lọc nước

1. Công nghệ lọc nước RO

Công nghệ lọc nước RO được hoạt động dựa trên nguyên lý thẩm thấu ngược. Đây cũng là phương pháp lọc nước được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay. Nó được sử dụng các màng lọc để loại bỏ muối hòa tan, tạp chất và vi trùng ra khỏi nước. Bên cạnh đấy, nó sử dụng các màng lọc nước để loại bỏ muối hòa tan, tạp chất và vi trùng ra khỏi nước. Ở màng lọc có các khe lọc có kích thước siêu nhỏ 0,0001 micromet để nước đi qua. Trong khi các hóa chất độc hại, muối hòa tan và vi sinh vật được giữ lại ở màng.

Ngoài ra, hạn chế của công nghệ lọc nước RO là làm thay đổi mùi vị của nước, có thể loại bỏ 1 số khoáng chất cần thiết. Màng lọc của máy lọc sử dụng công nghệ lọc này cũng cần được bảo dưỡng và thay thế thường xuyên. Công nghệ RO được khuyến khích ở những nơi có nước cứng và chỉ số TDS cao.

cong-nghe-loc-nuoc-ro-may-loc-nuoc-gia-dinh

(Ảnh: Internet)

Xem thêm: Phân biệt khái niệm và nên uống nước tinh khiết hay nước khoáng?

2. Công nghệ lọc nước UF

Công nghệ lọc nước UF còn được gọi là màng siêu lọc. Công nghệ này dùng màng có áp suất thấp và chỉ giữ lại những ion, khoáng chất và muối khoáng có ích. Loại bỏ những phần tử gây hại có kích thước lớn ra khỏi nguồn nước.

Quá trình lọc diễn ra ở nhiệt độ thường và áp suất thấp nên tiêu thụ ít điện năng, tiết kiệm tối đa chi phí. Ngoài ra, công nghệ này không thải nước lãng phí như RO bởi nó cũng góp phần tiết kiệm nước và bảo vệ môi trường.

 Tuy nhiên sử dụng công nghệ lọc nước UF sau một thời gian sẽ bị đóng cặn gây tắc nghẽn đầu lọc bởi cặn bẩn, rong rêu và các vi khuẩn bị giữ lại ở phía đáy cốc lọc. Điều này ảnh hưởng không hề nhỏ đến chất lượng của nước.

Bởi màng lọc có kích thước lớn nên vô tình các vi khuẩn gây hại có kích thước nhỏ sẽ dễ dàng đi theo nguồn nước lọc. Nếu sử dụng trong thời gian này thì sẽ gây hại đến cơ thể của bạn.

3. Công nghệ Nano

Tại Việt Nam hiện nay, lọc nước công nghệ Nano cũng là một trong những công nghệ lọc quen thuộc và là công nghệ có xuất xứ từ Nhật Bản. Với lỗ lọc siêu nhỏ, chỉ tính bằng nanomet ngăn cản được toàn bộ các chất cặn bã và vi khuẩn ra khỏi nguồn nước. Nước sau khi lọc qua màng nano sẽ đảm bảo sạch sẽ và an toàn tuyệt đối ngay cả khi uống trực tiếp mà không qua đun nấu.

cong-nghe-loc-nuoc-nano

4. Công nghệ lọc nước CDI

Khử ion điện dung (CDI) là công nghệ lọc nước đầu nguồn giúp loại bỏ dễ dàng các loại ion tích điện khỏi các dung dịch nước và hiện đang được khám phá rộng rãi cho các ứng dụng khử muối trong nước. Công nghệ này dựa trên sự hấp thụ điện ion ở bề mặt của 1 cặp điện cực tích điện và thường được cấu tại từ vật liệu carbon có độ xốp cao.

Một tế bào CDI bao gồm 1 cặp điện cực xốp (điện cực tĩnh hoặc điện cực dòng) với 1 bộ phần tách (vật liệu điện môi xốp) ở giữa. Các điện cực thường là carbon và nước cấp chảy giữa hoặc qua các điện cực sạc. Cặp điện cực xốp được sạc với hiệu điện thế 1 - 1,4V (được gọi là điện áp tế bào hoặc điện áp sạc) và các ion muối di chuyển thành các lớp điện kép (EDL) dọc theo bề mặt lỗ rỗng ở carbon, loại bỏ muối khỏi nước cấp( một quá trình được gọi là "hấp thụ điện"). Các ion muối được giữ tĩnh điện trong lớp kép cho đến bước phóng điện. 

Đặc biệt hơn với các dòng có nồng độ mol thấp như nước lợ, CDI là một giải pháp thay thế đầy hứa hẹn cho các công nghệ lọc đầu nguồn đã được thành lập lâu đời như thẩm thấu ngược RO.

Tham khảo: Sự khác biệt giữa các công nghệ lọc RO - UV - UF

5. Công nghệ lọc nước tia UV

Công nghệ lọc nước tia UV là phương pháp lọc nước sử dụng tia cực tím để tiêu diệt tất cả các vi trùng và vi khuẩn trong nước. 

den-uv-may-loc-nuoc
(Ảnh: Internet)

Theo các chuyên gia, lọc nước bằng tia cực tím có thể tiêu diệt tới 99,99% các vi khuẩn có hại trong nước. Cấu tạo của hệ thống lọc tia UV bao gồm: đèn thủy ngân bên trong bộ lọc với khả năng tạo ra các bức xạ tia cực tím sóng ngắn. Những bức xạ này chiếu vào nước và thâm nhập với tế bào vi khuẩn hoặc virus để phá hủy khả năng sinh sản của chúng. Sau đấy, các vi khuẩn sẽ không thể sinh sôi và chết.

Phương pháp lọc này thường thì có thêm các bộ lọc riêng để loại bỏ các vi khuẩn đã chết trong nước. Các nhà sản xuất sẽ áp dụng công nghệ lọc nước UV với những công nghệ lọc khác như RO hoặc than hoạt tính.

Thay lõi đúng hạn, bảo vệ gia đình bạn

Nước sạch trọn đời, máy bền bỉ hơn

Lõi lọc thô (đến 12 tháng), Màng RO (từ 24-36 tháng), Lõi lọc chức năng (từ 12 tháng)

*Lưu ý: Các sản phẩm lõi lọc sau khi thay nên được xả đúng nơi quy định, thùng rác dành cho nhựa tái sinh.