Tìm hiểu uống nước đúng cách vào ngày hè nóng bức

23/06/2022

Chia sẻ bài viết:

Việc uống nước nhiều khi được coi rất đơn giản, nhưng thực tế nếu quên uống nước hoặc uống nước không đúng cách sẽ ảnh hưởng không ít nhiều đến sức khỏe. Với bài viết sau, Karofi sẽ mang thông tin đến cho bạn cần uống nước đúng cách vào ngày hè nóng bức ra sao?

1. Uống ấm không lạnh

Khi uống nước lạnh sẽ làm niêm mạc đường tiêu hòa đột ngột bị lạnh, khiến cho các mao mạch mở ban đầu bị co lại, gây khó chịu tiêu hóa và thậm chí gây tiêu chảy. Hoặc khi uống nước quá nóng thì rất dễ làm tổn thương niêm mạc thực quản và gây ung thư thực quản. Bởi thế, nhiệt độ của nước uống không thể quá nóng hay quá lạnh, nhiệt độ phù hợp nhất là 10 độ C - 30 độ C

2. Uống chậm không uống nhanh

Khi uống nước, nhiều người có thói quen uống ngụm lớn. Phương pháp uống nước này không tốt cho sức khỏe. Uống nhiều nước cùng một lúc sẽ nhanh chóng làm loãng máu hơn, tăng gánh nặng cho tim. Đồng thời cũng dễ nuốt lượng lớn không khí xuống cổ họng, sẽ gây nấc hoặc đầy hơi. Để uống nước đúng cách, bạn nên uống từng ngụm nhỏ rồi nuốt từ từ. Điều này mới có thể giữ ấm hoàn toàn phần miệng và cổ họng, làm dịu cơn khát hiệu quả.

Xem thêm: Điểm danh các loại nước giải nhiệt trong mùa hè

nuoc-dien-gian-ion-kiem
Ảnh: Interner

3. Uống nhạt không uống ngọt

Đổ mồ hôi vào mùa hè không chỉ mất nước mà còn mất khoáng chất, vitamin và axit amin. Bởi thế, vào thời tiết nóng thì bạn nên uống một chút nước muối để bổ sung natri. Nước từ các loại quả cam - quýt tự làm không chỉ giúp hạ nhiệt còn bổ sung vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Đồ uống ngọt có nhiều đường và năng lượng, các chất dinh dưỡng tương đối ít. Bởi thế không nên uống với số lượng lớn và càng không thể thay thế nước uống lọc thông thường.

4. Ngoài uống cũng cần "ăn" nước

Nước trong trái cây và rau quả như dưa chuột, cà chua... có khả năng xâm nhập vào tế bào hơn nước thông thường. Bởi thế, ngoài uống nước thì cũng cần phải nạp nước trong các loại thực phẩm. Ngoài ra, trái cây và rau quả cũng rất giàu chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin B quan trọng.... rất có lợi cho việc tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa lão hóa và chống lại bệnh tật.

5. Uống nước dựa vào thể chất

Với người bình thường có thể đoán khi nào cần bù nước bằng màu nước tiểu và nước uống cũng cần phụ thuộc vào thể chất. Đối với bệnh nhân bị viêm thận cấp và suy thận không nên uống quá nhiều nước. Hoặc khi bạn bị cảm lạnh hoặc sốt thì sẽ uống nhiều nước hơn bình thường.

tap-the-thao-uong-nuoc-nhu-nao

Ảnh: Internet

Tham khảo: Người tập thể thao phải uống nước như nào cho chuẩn?

6. Uống nước sớm không uống muộn

Khi có các tình trạng đau đầu, khát nước hay mệt mỏi có nghĩa là các tế bào của cơ thể đã bắt đầu mất nước cần phải nạp nước vào cơ thể. Trong thời gian dài, cơ thể con người luôn trong tình trạng thiếu nước, không có lợi cho quá trình trao đổi chất thông thường. Bởi thế, uống nước cũng như ăn uống và cần phải uống thường xuyên, thay đổi từ uống thụ động sang uống chủ động, uống trước khi cảm thấy khát.

Cùng với bí quyết uống nước vào ngày hè sao cho chuẩn, mỗi người cần tìm cho mình giải pháp sử dụng nước đảm bảo cho sức khỏe. Với ưu điểm tiện lợi, an toàn, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe đối với nước uống trực tiếp, các dòng máy lọc nước Karofi thế hệ mới sẽ là người bạn đồng hành lý tưởng cho các gia đình. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Hotline 1900 6418 để được tư vấn về các sản phẩm, dịch vụ của Karofi.

Nhận tư vấn từ karofi

Thay lõi đúng hạn, bảo vệ gia đình bạn

Nước sạch trọn đời, máy bền bỉ hơn

Lõi lọc thô (đến 12 tháng), Màng RO (từ 24-36 tháng), Lõi lọc chức năng (từ 12 tháng)

*Lưu ý: Các sản phẩm lõi lọc sau khi thay nên được xả đúng nơi quy định, thùng rác dành cho nhựa tái sinh.