Uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ?
Nước chiếm 70% cơ thể nên việc cung cấp đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày là vô cùng quan trọng. Vậy uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ? Cần dựa vào những yếu tố nào để xác định lượng nước phù hợp nhất với thể trạng của mỗi người? Bạn đọc hãy cùng Karofi giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây.
1. Vai trò của nước đối với cơ thể
70% trọng lượng cơ thể của chúng ta là nước. Mỗi tế bào, mỗi cơ quan trong cơ thể đều cần có nước để hoạt động hiệu quả. Trong đó có thể kể đến một số vai trò quan trọng của nước đối với cơ thể như:
- Hòa tan các chất dinh dưỡng khi nạp vào cơ thể
- Loại bỏ các chất thải trong cơ thể thông qua tuyến mồ hôi, nước tiểu, phân,...
- Duy trì thân nhiệt ở mức ổn định
- Bôi trơn các khớp và hình thành các lớp đệm cho các khớp xương
- Bảo vệ các mô nhạy cảm
Cơ thể bị thiếu nước sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan. Thậm chí, tình trạng mất nước ở mức độ nhẹ cũng có thể gây các triệu chứng mệt mỏi, thiếu hụt năng lượng.
2. Cách xác định lượng nước phù hợp nhất đối với từng đối tượng
Nhu cầu về nước đối với mỗi người là không giống nhau. Nhiều người cho rằng, mỗi ngày uống 2 lít nước (tương đương 8 cốc) là đã cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể. Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn chính xác. Việc xác định lượng nước thích hợp cần căn cứ vào khối lượng của mỗi người. Cụ thể, công thức xác định lượng nước dựa trên khối lượng cơ thể như sau:
Lượng nước (ml) = Cân nặng (kg) x 30 (Ví dụ, trọng lượng cơ thể là 55kg thì lượng nước tối thiểu cần nạp mỗi ngày 1650ml).
Bên cạnh đó, nhu cầu về lượng nước cũng phụ thuộc vào các yếu tố khác như:
- Cường độ vận động: Các hoạt động thể dục, thể thao, vận động nặng sẽ khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi. Khi đó, bạn cần nạp thêm nước để bù vào lượng nước mà cơ thể đã mất đi.
- Môi trường: Thời tiết nắng nóng hoặc ẩm ướt sẽ khiến cơ thể thoát ra nhiều hơn qua đường mồ hôi, gây tình trạng khát nước, mất nước.
- Sức khỏe: Khi bị sốt, tiêu chảy, nôn mửa sẽ khiến cơ thể mất nước. Khi đó cần uống thêm nước theo hướng dẫn của bác sĩ để bù vào lượng nước đã mất.
- Mang thai và cho con bú: Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần cung cấp lượng nước nhiều hơn so với thông thường.
3. Những tác hại nếu không uống đủ nước mỗi ngày
Không cung cấp đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày cho cơ thể có thể gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như:
- Giảm chức năng của thận: Nước có vai trò làm loãng máu, giúp thận dễ dàng loại bỏ các chất độc hại từ máu ra bên ngoài. Nếu không cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ gây các vấn đề như: sỏi thận, suy thận,...
- Giảm hoạt động của tim: Tất cả các cơ quan trong cơ thể đều cần được tim bơm máu để hoạt động. Khi cơ thể thiếu nước sẽ làm giảm tốc độ truyền máu của tim, dẫn đến dễ bị ngất xỉu khi đứng lên đột ngột.
Không cung cấp đủ nước mỗi ngày sẽ gây những tác động xấu đến sức khỏe.
- Gây mất tập trung: 80% não bộ là nước. Do đó, việc thiếu nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thần kinh trung ương, dẫn đến khó tập trung, khó suy nghĩ, giảm trí nhớ.
- Lão hóa da: Nước cung cấp độ ẩm và mang lại sự đàn hồi cho da. Da được cung cấp đủ nước sẽ làm chậm quá trình lão hóa, hạn chế hình thành nếp nhăn. Ngược lại, nếu cung cấp không đủ nước sẽ khiến da sần sùi, sạm da, mụn nhọt,...
- Tăng nguy cơ đột quỵ: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người bị thiếu nước sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn bình thường. Bên cạnh đó, quá trình phục hồi sau đột quỵ của bệnh nhân cũng diễn ra lâu hơn.
4. Những lưu ý để uống nước đúng cách mỗi ngày
Việc uống nước tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng biết uống nước sao cho đúng cách. Vì vậy, để việc uống nước phát huy tối đa hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Nên uống nước ngay sau khi thức dậy
Quá trình ngủ thường kéo dài từ 6-8 tiếng. Trong thời gian đó, cơ thể đã tiêu hao một lượng nước lớn mà chưa được bổ sung. Vì vậy, ngay sau khi thức dậy bạn nên uống một cốc nước ấm để làm sạch hệ tiêu hóa và loại bỏ các chất thải còn tồn đọng trong cơ thể sau một đêm.
Nên uống nước ngay sau khi thức dậy để làm sạch hệ tiêu hóa và loại bỏ các chất độc hại còn tồn đọng trong cơ thể.
- Nên uống nước theo từng ngụm nhỏ
Cơ thể tiếp nhận nước một cách từ từ. Vì vậy, khi uống nước bạn cũng nên uống theo từng ngụm nhỏ và chia thành nhiều lần trong ngày để đảm bảo cơ thể hấp thụ hết lượng nước được cung cấp.
- Nên uống nước trong tư thế ngồi
Khi uống nước ở tư thế ngồi, các cơ được thả lỏng sẽ giúp kiểm soát được dòng chảy của nước và quá trình hấp thu nước trở nên hiệu quả hơn.
- Luôn đảm bảo nguồn nước uống an toàn sạch chuẩn
Việc đảm bảo chất lượng nguồn nước quyết định rất lớn đến hiệu quả của việc uống nước. Vì vậy, bên cạnh việc uống đủ nước bạn cũng cần chọn nguồn nước đạt chuẩn tinh khiết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Ngược lại, nếu nguồn nước bị nhiễm khuẩn, chứa nhiều dư lượng chất độc hại...có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây nhiều bệnh nguy hiểm.
Karofi là thương hiệu máy lọc nước duy nhất trên thị trường đạt chứng nhận chuẩn nước uống trực tiếp đóng chai QCVN 6-1: 2010/BYT.
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm nguồn nước đã trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội, nhất là tại các thành phố lớn. Vì vậy, các sản phẩm máy lọc nước RO được coi là giải pháp tối ưu, cung cấp nguồn nước tinh khiết và an toàn cho cả gia đình.
Trong đó, Karofi là thương hiệu máy lọc nước đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đạt chứng nhận chuẩn nước uống trực tiếp đóng chai QCVN 6-1: 2010/BYT. Máy lọc nước Karofi không chỉ loại bỏ hoàn toàn các chất cặn bẩn, vi khuẩn, virus, kim loại nặng, mùi khó chịu mà còn bổ sung các khoáng chất tốt cho sức khỏe như: K, Na, Hydrogen, pH, Nano Silver,...Nhờ đó, người dùng có thể yên tâm uống trực tiếp, không cần đun nấu mà vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.
Hy vọng, những thông tin vừa rồi đã giúp các độc giả biết uống sao cho đủ và đạt được hiệu quả tốt nhất. Để tìm hiểu về các dòng máy lọc nước của Karofi, bạn đọc vui lòng để lại thông tin để được tư vấn nhanh chóng nhất!