SỐNG KHỎE MỖI NGÀY VỚI NGUỒN NƯỚC TINH KHIẾT

20/05/2022

Chia sẻ bài viết:

Như chúng ta đã biết, nước là nguồn tài nguyên do thiên nhiên ban tặng. Nước là nhu cầu căn bản của con người. Mỗi người trên Trái đất cần ít nhất 20 đến 50 lít nước sạch, an toàn mỗi ngày để uống, nấu ăn và vệ sinh bản thân sạch sẽ. Nhưng hiện nay sự bùng nổ dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng đã tạo ra một sức ép lớn tới môi trường sống, đặc biệt là với nguồn nước sinh hoạt ngày càng trở nên thiếu hụt và ô nhiễm. Tình trạng ô nhiễm nước ngày càng phổ biến dẫn đến gia tăng dịch bệnh và nguy cơ tử vong, đe dọa sức khỏe của người sử dụng. Nước sạch đang là một trong những vấn đề nóng được quan tâm nhiều nhất hiện nay trong đời sống.

Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. 

Theo thống kê và đánh giá của Bộ Y tế và Bộ Tài Nguyên môi trường, trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong bởi nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém, gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thư mới phát hiện, mà một trong những nguyên nhân chính là sử dụng nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo chất lượng.

Nguồn nước không đảm bảo ảnh hưởng tới sức khỏe con người

Nhiều ion kim loại nặng như bạc, chì, kẽm…. được coi là các yếu tố vi lượng hết sức quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, tuy nhiên nếu các ion này tồn tại với hàm lượng cao lại là nguyên nhân chính gây độc cho con người, gây ra nhiều căn bệnh hiểm nghèo như ung thư và có thể gây đột biến gen, đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.

Trong nước có rất nhiều các thành phần hòa tan khác nhau, trong đó bao gồm cả các hợp chất hữu cơ và một số hợp chất có độ bền sinh học cao như phụ gia thực phẩm, thuốc trừ sâu hay các chất màu từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào nguồn nước, gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người, gây nhiễm độc mãn tính, ung thư bàng quang, phổi…

Đặc biệt, nguồn nước không đảm bảo có thể chứa các loài vi sinh vật gây bệnh như bệnh tả, thương hàn, bại liệt… hơn nữa lại có nguy cơ gây nên dịch lây lan khó kiểm soát.

Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới cũng cho thấy, một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.

Trung bình có 12,63 trường hợp /100 người ở vùng nông thôn và 14,54 trường hợp /100 người ở các trường tiểu học ở Trung Quốc mắc bệnh tiêu chảy. Ở vùng nông thôn và các trường tiểu học có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với khu vực thành thị (trung bình có 5,62 trường hợp/100 người) và các trường trung học (trung bình có 8,74 trường hợp/100 người). Shigella, Escherichia coli gây bệnh, và norovirus là các vi rút gây bệnh phổ biến nhất. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới có xu hướng cao hơn so với nữ giới [1] ­.

Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em ở tiểu vùng Sahara, châu Phi. 20 % dân số ở các thành phố thuộc vùng cận Sahara, châu Phi phải sử dụng nguồn nước không an toàn. Tình trạng này còn tồi tệ hơn ở các khu vực định cư bất hợp pháp, tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em cao: 1/3 số hộ gia đình có trẻ dưới 10 tuổi bị tiêu chảy trong suốt 2 tuần trước khi khảo sát, mặc dù 91% số hộ tham gia cuộc khảo sát được tiếp cận với nguồn nước sạch [2]

Ở Afghanistan, tỷ lệ tử vong liên quan đến thai nghén ở các hộ gia đình sử dụng nguồn nước không an toàn cao hơn 1,91 lần so với các hộ gia đình được sử dụng nguồn nước sạch. Tình trạng nhà vệ sinh không được cải tiến có ảnh hưởng tới nguy cơ tử vong liên quan đến thai nghén [3]

Nguồn nước bị ô nhiễm và điều kiện vệ sinh không được cải thiện làm tăng tỷ lệ chẩn đoán mắc bệnh tiêu chảy ở các khu vực bị khan hiếm nguồn nước sạch và bị hạn chế về vấn đề vệ sinh [4]

Việc tiêu thụ nước ngầm bị ô nhiễm Asen gây ra mối đe dọa đối với sức khỏe con người. Trong đó, 53 % trên tổng số 62 mẫu nước ngầm ở các vùng nông thôn Punjab, Pakistan có hàm lượng Asen trong nước cao hơn ngưỡng cho phép, ngưỡng an toàn của WHO là 10 μg/L. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các loại bệnh và nguy cơ mắc ung thư lên lần lượt gấp 11 – 18 lần và 46 – 600 lần so với giá trị EPA được khuyến cáo, ngoài Asen, các thành phần kim loại nặng khác cũng làm tăng nguy cơ rủi ro đối với sức khỏe [5]

60% (nước Cameroon), và 59% (nước Chad) các trường hợp mắc tiêu chảy ở trẻ em ở hai nước này là do tiêu thụ nước bị ô nhiễm. Trẻ em dưới 5 tuổi cư trú ở các hộ gia đình không được tiếp cận với nguồn nước sạch tại cả 3 nước Cameroon, Senegal hoặc Chad có nguy cơ mắc tiêu chảy cao hơn lần lượt gấp 1,29, 1,27 và 1,03 lần so với trẻ cư trú ở các hộ gia đình dễ dàng tiếp cận với nguồn nước sạch [6]

Trong một số liệu gần đây ở Nigeria cho thấy, có 195/200 người (chiếm 97,5%) được tiếp cận với nguồn nước sạch an toàn cho thấy không có trường hợp nào bị nhiễm giun Guinea. Việc sử dụng chủ yếu nước sạch trong sinh hoạt diễn ra ở nhóm tuổi 20-30 năm 71 (35,5%) và ở nam giới (57,5%) cao hơn so với nữ (42,5%) [7]

Quan tâm bảo vệ nguồn nước

Chiến lược lâu dài là có thể cung cấp những nguồn nước sinh hoạt an toàn đã qua xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh. Chiến lược ngắn hạn là sử dụng những phương pháp xử lý nước đơn giản tại hộ gia đình như lọc nước, đun sôi nước bằng nhiệt lượng. Bên cạnh đó, chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, cộng đồng có y thức bảo vệ nguồn nước.

Nước sạch và không khí trong lành là những điều thiết yếu để có được một cuộc sống khỏe mạnh. Nước sạch đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và cuộc sống của con người. Nước sạch giúp cho con người duy trì cuộc sống hàng ngày bởi con người sử dụng nước sạch để cung cấp cho các nhu cầu ăn uống, hoặc sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Do đó cần nâng cao ý thức cộng đồng để giữ sạch nguồn nước và sử dụng nước đúng cách để sống khỏe mỗi ngày.

Tài liệu tham khảo

[1]. Ding Z1, Zhai Y1, Wu C1, Wu H1, Lub Q1, Lin J1, He F2 (2017) “Infectious diarrheal disease caused by contaminated well water in Chinese schools: A systematic review and meta-analysis”, J Epidemiol, 27(6):274-281.

 [2]. Dos Santos S1, Ouédraogo Fde C2, Soura AB3 (2015) “Water-related factors and childhood diarrhoea in African informal settlements. A cross-sectional study in Ouagadougou (Burkina Faso)”, J Water Health.  Jun;13(2):562-74.

Sci Total Environ. 2015 Oct 15;530-531:163-70. doi: 10.1016/j.scitotenv.2015.05.100. Epub 2015 May 28.

[3]. Gon G1, Monzon-Llamas L, Benova L, Willey B, Campbell OM (2014) “The contribution of unimproved water and toilet facilities to pregnancy-related mortality in Afghanistan: analysis of the Afghan Mortality Survey”, Trop Med Int Health.  Dec;19(12):1488-99.

[4]. Bhavnani D1, Goldstick JE, Cevallos W, Trueba G, Eisenberg JN (2014) “Impact of rainfall on diarrheal disease risk associated with unimproved water and sanitation”, AJ Trop Med Hyg.  Apr;90(4):705-11.

[5]. Shakoor MB1, Niazi NK2,3, Bibi I4,5, Rahman MM6,7,8, Naidu R9,10, Dong Z11,12, Shahid M13, Arshad M14  (2015) “Unraveling Health Risk and Speciation of Arsenic from Groundwater in Rural Areas of Punjab, Pakistan”, Int J Environ Res Public Health.  Oct 5;12(10):12371-90.

[6]. Ntouda J1, Sikodf F, Ibrahim M, Abba I (2013) “Access to drinking water and health of populations in Sub-Saharan Africa”, C R Biol.  May-Jun;336(5-6):305-9.

 [8]. Ede AO1, Nwaokoro JC, Iwuala CC, Amadi AN, Akpelu UA (2014) “The provision of potable water in eradication of Guinea worm infection in Ezza North, Southeastern, Nigeria”, J Community Health.  Oct;39(5):980-6.

 

Thay lõi đúng hạn, bảo vệ gia đình bạn

Nước sạch trọn đời, máy bền bỉ hơn

Lõi lọc thô (đến 12 tháng), Màng RO (từ 24-36 tháng), Lõi lọc chức năng (từ 12 tháng)

*Lưu ý: Các sản phẩm lõi lọc sau khi thay nên được xả đúng nơi quy định, thùng rác dành cho nhựa tái sinh.