Những điều bạn cần biết về mất nước và trầm cảm
Trầm cảm, căng thẳng và lo lắng là những vấn đề về sức khỏe mà chúng ta thường gặp đặc biệt là trong nhịp sống hiện đại. Trong khi trầm cảm cấp tính cần sự giúp đỡ về y tế, thực hiện một số thay đổi trong lối sống có thể giúp tránh tình trạng này. Nhiều người không biết thực tế rằng có một mối quan hệ trực tiếp giữa trầm cảm và mất nước. Trên thực tế, mất nước là một trong những triệu chứng của trầm cảm. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về mối quan hệ giữa trầm cảm và mất nước.
1. Dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm
Một số triệu chứng phổ biến của trầm cảm là:
- Lo lắng
- Cáu gắt
- Thiếu năng lượng
- Mệt mỏi
- Thèm ngọt
- Cảm thấy hụt hẫng
2. Mối liên hệ giữa mất nước và trầm cảm
Một câu hỏi phổ biến mà mọi người thường gặp là mất nước có thể dẫn đến trầm cảm, căng thẳng và lo lắng như thế nào? 85% mô não của bạn được tạo thành từ nước. Kết quả là, khi bạn không uống đủ nước tinh khiết với các khoáng chất thiết yếu, bạn sẽ ngã bệnh. Mất nước cũng làm giảm sản xuất serotonin, đây là một trong những lý do chính dẫn đến trầm cảm. Khi tính toán lượng nước mà bạn uống, nên tránh các loại đồ uống như: trà, cà phê, soda hoặc nước trái cây do đây là những loại đồ uống dẫn đến mất nước. Thậm chí khi mất nước đến 2% trọng lượng cơ thể dẫn đến giảm sự tập trung hoặc đau đầu.
3. Tác động của mất nước đến mức độ Serotonin
Một trong những lý do chính dẫn đến trầm cảm là giảm mức serotonin, đây là một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng. Serotonin cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Tryptophan, một axit amin chuyển đổi thành serotonin. Cơ thể bạn cần có đủ nước để truyền tryptophan qua não. Khi bạn bị mất nước, lượng tryptophan trong não của bạn bị hạn chế, điều này cuối cùng ảnh hưởng đến mức độ serotonin. Ngoài tryptophan, mất nước cũng có tác động tiêu cực đến mức độ axit amin trong cơ thể bạn. Sự suy giảm nồng độ axit amin thiết yếu khiến bạn cảm thấy chán nản, lo lắng, cáu kỉnh.
4. Tác động của mất nước đến mức độ căng thẳng
Căng thẳng, có thể được kích hoạt bởi mất nước, là một yếu tố lớn nhất dẫn đến trầm cảm. Nếu bạn bị mất nước, nồng độ cortisol của bạn sẽ tăng mạnh. Khi bạn bị căng thẳng, tuyến thượng thận sản xuất nhiều cortisol. Nếu bạn rơi vào trạng thái quá căng thẳng, tuyến thượng thận cần phải hoạt động nhiều hơn. Tuyến thượng thận cũng sản xuất aldosterone, đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chất lỏng trong cơ thể và mức độ điện giải. Khi tuyến thượng thận của bạn bị tác động do căng thẳng, việc sản xuất aldosterone giảm dẫn đến mất nước. Uống đủ nước có thể giảm thiểu khả năng căng thẳng.
5. Tác động của mất nước đến mức năng lượng não của bạn
Mất nước cũng có thể làm giảm việc sản xuất năng lượng trong não của bạn. Khi bạn bị mất nước, việc tạo ra năng lượng trong não sẽ giảm. Nhiều chức năng của cơ thể bạn phụ thuộc vào năng lượng do não bạn tạo ra. Việc thiếu năng lượng khiến các chức năng phụ thuộc vào năng lượng do não tạo ra trở nên kém hiệu quả.
6. Mất nước và hoảng loạn
Mất nước là một trong những tác nhân chính gây ra hoảng loạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng sau của cơn hoảng loạn:
- Tăng nhịp tim
- Nhức đầu
- Cảm thấy đầu óc quay cuồng hoặc bị mê sảng
- Yếu cơ và mệt mỏi
Uống đủ nước có thể không giúp bạn chống lại những cơn hoảng loạn; tuy nhiên, trạng thái này có thể trở nên ít thường xuyên hơn hoặc giảm dần theo thời gian.
7. Dấu hiệu mất nước
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào dưới đây có thể bạn đang bị mất nước:
- Cảm giác đói: Cùng một phần não bộ của bạn báo hiệu về cơn đói và khát. Nếu bạn cảm thấy đói ngay cả sau khi ăn no, thì đó là dấu hiệu mất nước.
- Ngứa, khô da, khô miệng, nứt nẻ môi là những dấu hiệu mất nước.
- Nhức đầu: Thiếu nước dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho não, do đó dẫn đến đau đầu.
- Mệt mỏi và chuột rút cơ bắp: Yếu cơ, co thắt, chuột rút cũng là dấu hiệu mất nước.
8. Bao nhiêu nước là đủ?
Lượng nước lý tưởng mà bạn cần uống phụ thuộc vào cân nặng, tuổi tác, giới tính, mức độ căng thẳng, chế độ tập thể dục và các tình trạng sức khỏe khác. Bạn cần tăng lượng nước uống trong các trường hợp sau:
- Tập thể dục
- Nhiệt độ thời tiết cao
- Đang bị các bệnh như sốt, tiêu chảy hoặc buồn nôn
- Ăn kiêng
- Thai kỳ
Bạn có thể theo dõi mức độ cần bổ sung nước của cơ thể bạn bằng cách quan sát màu sắc của nước tiểu. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn tránh sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm có thể gây hại cho cơ thể nhiều hơn là có lợi. Sự hiện diện của các tạp chất như chì trong nước có thể gây hại cho hệ thống thần kinh của bạn và thời gian kéo dài tiếp xúc có thể dẫn đến trầm cảm. Lắp đặt máy làm nóng lạnh nước uống RO hay bộ lọc nước uống gia đình là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo rằng bạn có được nguồn nước uống an toàn, không chứa tạp chất hay vi khuẩn gây hại.
Nguồn: https://karofi.com