Mẹo cho trẻ nằm điều hòa không sợ ốm trong mùa nóng

21/06/2022

Chia sẻ bài viết:

Thời tiết nóng bức, điều hòa không khí luôn là giải pháp giấc ngủ ngon cho trẻ. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết cách sử dụng điều hòa sao phù hợp và an toàn cho trẻ. Với bài viết sau, cha mẹ biết những mẹo cho bé nằm điều hòa không sợ ốm vào những ngày nắng nóng.

1. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp

Đối với trẻ em, nhất là các bé dưới 3 tuổi thường rất khó thích nghi và nhạy cảm với những thay đổi đột ngột của khí hậu và nhiệt độ bên ngoài. Bởi các cơ quan điều tiết thân nhiệt và hệ thần kinh giao cảm còn chưa hoàn thiện. Đây cũng chính là lý do khiến các bé nhỏ tuổi thường rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.

Để đảm bảo cho các bé vừa khỏe mạnh vừa cảm thấy thoải mái khi nằm điều hòa, cha mẹ cần lưu ý cài đặt nhiệt độ máy lạnh sao cho hợp lý. Nhiệt độ thích hợp cho trẻ dưới 3 tuổi chỉ nên là từ 27 -29 độ C.

be-nam-dieu-hoa
Ảnh: Internet

2. Không bật điều hòa khi bé sốt 24/24

Ba mẹ không nên bật điều hòa liên tục và để bé ở trong đó cả ngày. Hãy để cho bé được tiếp xúc với không khí tự nhiên. Khoảng 3-4 giờ sử dụng, bạn nên tắt điều hòa và mở cửa cho không khí bên ngoài cùng với độ ẩm tự nhiên lùa vào trong phòng. Vào sáng sớm, cha mẹ nên đưa bé ra ngoài tiếp xúc với thiên nhiên sẽ tạo cơ hội cho bé gia tăng sức đề kháng, ngăn ngừa ốm vặt.

Khi ngủ, mẹ nên lưu ý đắp chăn mỏng và che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dẫn tới cảm lạnh. Với trẻ ngủ qua đêm trong phòng điều hòa hay đạp chăn, mẹ cần chú ý đắp lại chăn thường xuyên để giữ ấm cho con. Mỗi ngày, ít nhất mẹ nên tắt 2 lần điều hòa, mở hết các cửa, dùng quạt lùa hết không khí tù đọng ra ngoài. Đồng thời kết hợp đón ánh nắng vào phòng càng nhiều càng tốt.

meo-cho-be-nam-dieu-hoa-01
Ảnh: Internet

3. Quy tắc "3 phút"

Trẻ đang ngồi trong phòng điều hòa không nên đột ngột đưa trẻ ra môi trường bên ngoài, sự chênh lệch nhiệt độ có thể làm trẻ bị sốc nhiệt dẫn đến bị cảm, ho, sốt,...Mỗi khi muốn cho trẻ từ phòng điều hòa ra ngoài thì hãy mở cửa trước đó 3 phút, cho con đứng chơi gần đó để quen với luồng khí nóng bên ngoài. Bên cạnh đấy, khi bé ở ở ngoài về, ra nhiều mồ hôi thì mẹ cũng nên lau mồ hôi cho con và để con ngồi nghỉ ít nhất 3 phút ở nhiệt độ phòng bình thường. Hạn chế cho bé vào ngay phòng điều hòa gió lạnh, nhiệt độ thấp đột ngột.

4. Không để điều hòa thẳng khu vực ngủ của bé

Trẻ nhỏ có hệ hô hấp tương đối nhạy cảm và nếu như bị gió quạt điều hòa thổi thẳng trực tiếp vào mặt hay đầu sẽ khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh về hô hấp: đau họng, viêm đường hô hấp,.... Các triệu chứng này thường thấy nhất là khi bé bị ngạt mũi, ho, sốt.... khi nằm trong điều hòa lâu.

Xem thêm: Cho bé ngủ nên để điều hòa bao nhiêu độ

5. Cho trẻ uống nhiều nước và nhỏ mũi thường xuyên

Ở trong phòng điều hòa với thời gian lâu, cơ thể trẻ dễ bị mất nước. Mất nước không chỉ khiến cho cơ thể bị suy nhược, dễ bị ốm mà còn khiến cho trẻ hay bị táo bón. Ba mẹ nên bổ sung cho bé thật nhiều nước khi cho bé nằm điều hòa. Và mẹ cần lưu ý thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý cho bé bởi trong phòng điều hòa lâu sẽ dẫn đến tình trạng bị khô mũi. Nước lọc, sữa mẹ, nước trái cây,.... thì đều có công dụng bù nước cho cơ thể. Ngoài ra mẹ còn cần lưu ý cho bé ăn nhiều rau quả, trái cây hơn chút trong chế độ ăn uống của trẻ. 

6. Vệ sinh phòng và điều hòa thường xuyên

meo-cho-be-nam-dieu-hoa02
Ảnh: Internet

Phòng bật điều hòa cần được thường xuyên vệ sinh lau dọn để các loại vi khuẩn, mầm bệnh, nấm mốc không có môi trường thích hợp để tồn tại, phát triển, gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp còn non yếu của trẻ.

Bên cạnh, cha mẹ cũng cần chú ý bảo trì và vệ sinh máy điều hòa định kỳ. Đặc biệt sau một mùa đông dài thì máy điều hòa cần được vệ sinh sạch sẽ, bơm ga và loại bỏ hết các bụi bẩn trong tấm lưới lọc.

 

Nhận tư vấn từ karofi

Thay lõi đúng hạn, bảo vệ gia đình bạn

Nước sạch trọn đời, máy bền bỉ hơn

Lõi lọc thô (đến 12 tháng), Màng RO (từ 24-36 tháng), Lõi lọc chức năng (từ 12 tháng)

*Lưu ý: Các sản phẩm lõi lọc sau khi thay nên được xả đúng nơi quy định, thùng rác dành cho nhựa tái sinh.