Hướng dẫn vệ sinh điều hòa tại nhà bằng hình ảnh minh họa

28/04/2022

Chia sẻ bài viết:

Điều hòa sử dụng trong các gia đình chủ yếu là dòng cục bộ (split air conditioners), không khó để làm sạch định kỳ. Tuy nhiên thực hiện sai cách có thể khiến thiết bị hư hại nghiêm trọng. Dưới đây là cách vệ sinh điều hòa chuẩn, đảm bảo kỹ thuật và hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà.

Chuẩn bị dụng cụ

Để có thể vệ sinh máy lạnh đúng kỹ thuật và hiệu quả thì bạn cần phải chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho việc tháo dỡ các bộ phận và vệ sinh. Trước khi bắt đầu vệ sinh máy lạnh bạn cần chuẩn bị những dụng cụ sau đây:

  • Tua vít
  • Dung dịch vệ sinh máy lạnh
  • Vòi xịt nước
  • Khăn lau
  • Khẩu trang tránh bụi bẩn
  • Bàn chải
  • Dầu máy 
  • Đồng hồ đo gas điều hòa

1. Làm sạch dàn lạnh điều hòa

1.1. Tắt nguồn điện tháo vỏ máy

huong-dan-ve-sinh-dieu-hoa-tai-nha-2

Đây là bước rất quan trọng trong quy trình vệ sinh điều hòa. Tiến hành ngắt cầu dao/rút ổ điện cho toàn bộ hệ thống máy lạnh, bao gồm cả cục lạnh và cục nóng. Sau đó mở vỏ máy phía trước của cục lạnh bằng cách giữ chốt lẫy và bật nắp theo chiều hướng lên trên. Nếu bọc điều hòa không phủ kín bo mạch, bạn cần dùng khăn hoặc tấm nilon để che khu vực này, tránh để nước lọt vào trong dẫn tới chập cháy điện.

1.2. Bọc dàn lạnh điều hòa

huong-dan-ve-sinh-dieu-hoa-tai-nha-1

Sử dụng bọc chuyên dụng, chống thấm để bọc cục lạnh, ngăn bụi bẩn và nước làm bẩn sàn nhà. Đây là phụ kiện thường làm từ nilon, có tính chống thấm , thiết kế chun hoặc dây rút quanh miệng túi để dễ dàng điều chỉnh độ rộng. Ngoài ra bạn có thể sử dụng túi đựng rác khổ lớn để thay thế.

 

1.3. Gỡ tấm lọc bụi

huong-dan-ve-sinh-dieu-hoa-tai-nha-3

Đây là những miếng hình chữ nhật nằm ngang, có thể tiếp cận ngay sau khi mở phần vỏ máy. Để tháo được, bạn nhấn mấu dọc theo cạnh của tấm lọc để nới lỏng chốt và gỡ ra nhẹ nhàng. 

1.4. Rửa sạch các tấm lọc bụi

huong-dan-ve-sinh-dieu-hoa-tai-nha-4

Mang các tấm lọc ngâm vào chậu lớn hoặc bồn rửa, dùng nước máy xả trực tiếp nước từ vòi. Thông thường, nếu việc vệ sinh điều hòa được thực hiện thường xuyên, định kỳ theo đúng khuyến cáo từ nhà sản xuất thì việc làm sạch rất dễ dàng dưới vòi nước.

Trường hợp bộ phận này dính nhiều bụi bẩn lâu ngày, bạn có thể sử dụng miếng giẻ mềm hoặc bọt biển, cho thêm chất tẩy nhẹ để rửa sạch. Cuối cùng là dội nước và để khô ráo.

1.5. Thổi sạch bụi ở cách tản nhiệt

huong-dan-ve-sinh-dieu-hoa-tai-nha-5

Sử dụng máy hút/thổi bụi có đầu nhỏ, để loại bỏ bụi bám vào cánh tản nhiệt, bao gồm các cánh nhôm và những chi tiết khác nằm sau lớp vỏ mặt nạ của máy lạnh. Với những kẽ nhỏ khó vệ sinh, bạn có thể dùng bàn chải nhỏ để phủi sạch bụi.

1.6 Làm sạch lồng sóc, quạt và các bộ phận trong máy

huong-dan-ve-sinh-dieu-hoa-tai-nha-6

Lồng sóc, quạt lồng sóc là các ống đồng chứa môi chất làm lạnh, nằm ngang theo thân máy. Đối với điều hòa không khí cao cấp Karofi, bộ phận này rất dễ nhận biết do được mạ vàng để tăng hiệu năng làm lạnh và nâng cao tuổi thọ máy.

Để làm sạch, bạn sử dụng dung dịch làm sạch điều hòa để xịt hóa chất tẩy rửa vào bề mặt, để khoảng 20 phút rồi dùng khăn mềm khô sạch lau lại.

Nếu không có chất tẩy chuyên dụng, bạn có thể dùng vòi xịt nước để làm sạch. Cần lưu ý chỉnh áp lực nước, đảm bảo bụi bẩn trôi ra nhưng không làm cong vênh cánh nhôm.

1.7. Xịt dung dịch chống mốc lên lồng sóc để ngăn ngừa nấm mốc

huong-dan-ve-sinh-dieu-hoa-tai-nha-7

Để đảm bảo độ bền của thiết bị và sức khỏe người dùng, bạn nên chuẩn bị sẵn bình chống mốc và sử dụng trong lúc đang vệ sinh máy. Sau khi làm sạch, xịt dung dịch lên và để ít nhất 5 phút trước khi lắp lại lưới lọc khí.

1.8. Lắp bộ lọc không khí

huong-dan-ve-sinh-dieu-hoa-tai-nha-8

Tiến hành lắp bộ lọc khí và nắp vỏ cục lạnh sau khi xác nhận những bộ phận này đã được làm sạch sẽ và khô ráo. Chú ý lắp đúng vị trí, đảm bảo các lẫy chốt khớp lại hoàn toàn.

1.9. Thông tắc đường thoát nước

huong-dan-ve-sinh-dieu-hoa-tai-nha-9

Tháo ống thoát nước ra, sử dụng vòi nước áp suất cao để xịt rửa để loại bỏ các vật chất gây tắc nghẽn ống. Để ống thoát nước ít nhất 1 tiếng để đảm bảo khô ráo, bay hơi hết nước và các dung dịch tẩy rửa. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng dây điện hoặc đoạn kim loại dài để thông tắc ống dẫn nước. Cuối cùng nối lại ống nước trước khi bật máy lạnh.

1.10. Bật điều hòa và kiểm tra khả năng hoạt động của máy

huong-dan-ve-sinh-dieu-hoa-tai-nha-10

Mở lại nguồn điện, bật điều hòa và kiểm tra xem có luồng khí lạnh phả ra không. Lưu ý rằng khi mới bật máy kiểm tra, thiết bị có thể vẫn còn rò rỉ một lượng nhỏ nước bẩn. Do đó bạn nên giữ nguyên túi bọc chuyên dụng và chờ cho đến khi hết chất thải chảy khỏi máy hoàn toàn mới tháo bỏ.

2. Làm sạch dàn nóng điều hòa

2.1. Tắt nguồn điện cho cục nóng ngoài trời 

huong-dan-ve-sinh-dieu-hoa-tai-nha-11

Hệ thống điện cấp cho cục nóng điều hòa có thể được thiết kế riêng hoặc nối với cầu dao, phích cắm. Do đó cần kiểm tra xung quanh để đảm bảo nguồn điện được ngắt hoàn toàn trước khi tiến hành làm sạch. 

2.2. Hút bụi các cánh tản nhiệt

huong-dan-ve-sinh-dieu-hoa-tai-nha-12

Lắp đầu hút dạng dẹt dài (có thể kèm bàn chải) của máy hút bụi để làm sạch bụi bẩn ở các cánh tản nhiệt. Lưu ý hút lâu và kỹ theo chiều ngang, dọc cho đến khi thấy sạch bụi bẩn.

2.3. Nắn thẳng dây kim loại nếu cần

huong-dan-ve-sinh-dieu-hoa-tai-nha-13

Loại cục nóng có cánh tản nhiệt kim loại ở bề mặt vỏ máy dễ bắt gặp tình trạng các dây kim loại cong vênh. Khi đó, bạn có thể dùng dao mỏng dài hoặc phụ kiện chuyên dụng trượt qua các khe lõm để nắn thẳng lại.

2.4. Mở vỏ bảo vệ dàn nóng và tháo quạt ra

huong-dan-ve-sinh-dieu-hoa-tai-nha-14

Cậy các ngàm giữ để tháo nắp vỏ bảo vệ cục nóng ra, xịt rửa lại nắp và để khô ráo. Sau đó dùng tua vít mở các ốc vít giữ quạt và nhấc ra để làm sạch. Do quạt được nối với bình ngưng nên không thể tháo ra hoàn toàn.

2.5. Làm sạch cánh tản nhiệt, khoang trong và mặt sau cục nóng

huong-dan-ve-sinh-dieu-hoa-tai-nha-15

Mở vòi nước và xịt rửa các cánh tản nhiệt, khu vực bên trong và mặt lưng của cục nóng. Chú ý không sử dụng chế độ phun nước quá mạnh để tránh làm hư hại các chi tiết linh kiện dàn ngưng. Chú ý không xịt vào khu vực chứa bo mạch điện.

2.6. Lắp đặt lại như cũ và kiểm tra hoạt động của dàn nóng

huong-dan-ve-sinh-dieu-hoa-tai-nha-16

Sau khi xác nhận các chi tiết máy đã khô sạch hoàn toàn, bạn cần tiến hành lắp đặt các bộ phận lại như cũ. Sử dụng công cụ thích hợp để gắn lại quạt, lắp vỏ máy. Sau đó mở lại nguồn điện và bật máy lạnh để kiểm tra khả năng hoạt động của cục nóng.

Trong trường hợp gia đình bạn sử dụng điều hòa thông minh tích hợp chế độ làm sạch tự động, việc vệ sinh thiết bị sẽ trở nên đơn giản chỉ với 1 nút bấm. Tuy nhiên bạn vẫn cần chú ý bảo trì, bảo dưỡng theo khuyến cáo của nhà sản xuất để đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả và có chất lượng bền bỉ.

Nhận tư vấn từ karofi

Thay lõi đúng hạn, bảo vệ gia đình bạn

Nước sạch trọn đời, máy bền bỉ hơn

Lõi lọc thô (đến 12 tháng), Màng RO (từ 24-36 tháng), Lõi lọc chức năng (từ 12 tháng)

*Lưu ý: Các sản phẩm lõi lọc sau khi thay nên được xả đúng nơi quy định, thùng rác dành cho nhựa tái sinh.