Mẹo cho người bị viêm mũi dị ứng khi sử dụng điều hòa

27/07/2022

Chia sẻ bài viết:

Thời tiết oi bức và nắng nóng khiến bạn không thể rời xa máy quạt hoặc điều hòa. Tuy nhiên lại là "kẻ thù" của những ai đang bị viêm mũi dị ứng. Tình trạng viêm mũi dị ứng khi nằm điều hòa và khá phổ biến, có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng công việc của bạn. Vậy làm thế nào để sống chung với viêm mũi dị ứng máy lạnh và phòng ngừa bệnh này hiệu quả.

1. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng khi nằm điều hòa

Viêm mũi dị ứng khi nằm điều hòa là tình trạng mũi xoang phản ứng với luồng không khí lạnh được tỏa ra của máy điều hòa khiến cho người bệnh sổ mũi, liên tục hắt hơi và khó chịu. Tình trạng này thường xuyên xảy ra đối với những người phải làm việc trong môi trường điều hòa như nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng,...

Ngoài ra, việc sử dụng máy lạnh trong môi trường kín cũng là điều kiện cho các tác nhân gây bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể hơn. Vi khuẩn, virus, bụi bẩn,... cung là những tác nhân gây tổn hại cho đường hô hấp. Khi chúng xâm nhập vào cơ thể sẽ càng khiến cho bệnh viêm mũi dị ứng trở nên trầm trọng hơn.

viem-mui-di-ung-may-lanh-karofi

(Ảnh: Internet)

2. Dấu hiệu của viêm mũi dị ứng do máy lạnh

Việc phát hiện sớm bệnh được coi là điểm mấu chốt giúp ngăn chặn tình trạng viêm mũi dị ứng máy lạnh diễn biến phức tạp

Một số dấu hiệu phổ biến nhất giúp bạn xác định chính xác vấn đề này như:

  • Đau mũi khi ngồi máy lạnh. Bạn nên đi khám vì có thể bệnh đang dần trở nặng và nếu để lâu có thể chuyển thành viêm mũi mãn tính
  • Khi ngồi trong môi trường điều hòa liền bị hắt hơi, sổ mũi. Đặc biệt là khi chuyển từ môi trường từ nóng sang lạnh thì triệu chứng càng rõ rệt hơn.
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi khi ngồi điều hòa do luồng khí lạnh được tỏa ra. Lúc này, dịch tụ trong mũi tích tụ lại nhiều hơn dẫn đến tình trạng đó.
  • Đau họng và ho cũng là triệu chứng thường gặp của viêm mũi dị ứng khi nằm điều hòa
  • Ngoài ra, người bệnh còn có thể nhận biết thông qua 1 số dấu hiệu khác: mắt thâm, chóp mũi ửng đỏ,...

3. Cách điều trị và phòng ngừa chứng viêm mũi dị ứng khi nằm điều hòa

Nếu không được chữa trị sớm, viêm mũi dị ứng máy lạnh cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm màng não,... Bởi thế, cần phải được áp dụng các phương pháp chữa trị càng sớm càng tốt.

Bệnh sẽ được chữa trị theo các cách sau

  • Điều trị Ngoại khoa: trong trường hợp tình trạng bệnh lý trầm trọng, uống thuốc không hiệu quả thì bạn sẽ được chỉ định áp dụng phương pháp DNR để chữa trị. Đây là một phương pháp mới mang lại nhiều ưu điểm vượt trội: không chảy máu, không đau đớn,...
  • Sử dụng thuốc Tây: Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định để bạn sử dụng. Chúng có tác dụng ức chế sự hoạt động và tiêu diệt vi khuẩn, Từ đó làm giảm tình trạng sưng viêm. giảm đau, chảy dịch…
kho-mui-khi-nam-dieu-hoa

(Ảnh: Internet)

Kết hợp với việc điều trị, bạn cũng cần phải đề ra các biện pháp để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cho bản thân. Một số biện pháp ngăn ngừa bệnh viêm mũi dị ứng khi ngủ điều hòa bạn cần tham khảo:

- Điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh vừa phải ở mức 26 - 28 độ C là phù hợp nhất

- Không nên sử dụng điều hòa liên tục 24/7 và phải điều chỉnh luồng gió tránh thổi trực tiếp vào cơ thể.

- Thường xuyên vệ sinh môi trường sống cũng như vệ sinh máy lạnh định kỳ

- Ăn uống đủ chất và khoa học, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng nhóm thực phẩm: quả, thực phẩm giàu kẽm.... đồng thời hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng: hải sản, sữa,....

- Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày để tăng chất điện giải đồng thời đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường

- Xây dựng lối sống lành mạnh từ thói quen ngủ đủ giấc, tập luyện thể dục thể thao.

Nhận tư vấn từ karofi

Thay lõi đúng hạn, bảo vệ gia đình bạn

Nước sạch trọn đời, máy bền bỉ hơn

Lõi lọc thô (đến 12 tháng), Màng RO (từ 24-36 tháng), Lõi lọc chức năng (từ 12 tháng)

*Lưu ý: Các sản phẩm lõi lọc sau khi thay nên được xả đúng nơi quy định, thùng rác dành cho nhựa tái sinh.