Lưu ý sử dụng điều hòa đúng cách bảo vệ sức khỏe toàn diện

15/06/2022

Chia sẻ bài viết:

Điều hòa là thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình, đặc biệt là vào mùa hè. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách sử dụng điều hòa thì rất có thể sẽ khiến bạn và gia đình bị mắc bệnh. Bài viết sau là một vài lưu ý sử dụng điều hòa đúng cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe gia đình, nâng cao tuổi thọ và tiết kiệm điện năng cho máy.

1. Không để điều hòa ở nhiệt độ quá thấp

Nhiều người sử dụng có thói quen cài đặt nhiệt độ điều hòa thấp để mang lại cảm giác mát nhanh. Tuy nhiên, điều đó sẽ tạo sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ trong phòng và ngoài trời khi di chuyển ra/vào phòng. Lúc này khi gặp nhiệt độ chênh lệch lớn, cơ thể không thích nghi kịp, dễ bị sốc nhiệt và mắc bệnh hô hấp. Theo bác sĩ chuyên gia khuyến cáo thì chỉ nên để nhiệt độ trong phòng và ngoài trời là 7 độ an toàn cho sức khỏe. Bởi vậy, nhiệt độ điều hòa khi sử dụng bạn nên cài đặt để ở khoảng 26 - 28 độ C.

2. Sử dụng chức năng hút ẩm vào những ngày hè - thời tiết ẩm ướt

Với những ngày ẩm ướt và đặc biệt với thời tiết nhiệt đới ẩm gió mùa như nước ta thì nên sử dụng điều hòa chế độ Dry thay cho chế độ Cool để giúp hút bớt lượng hơi ẩm đang có trong không khí. Cách này sẽ giúp không khí trong phòng của bạn được khô thoáng hơn. Đồng thời cũng tránh được tình trạng đồ đạc ẩm mốc, phòng bốc mùi và dễ gây bệnh bởi môi trường ẩm thấp là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở.

luu-y-su-dung-dieu-hoa-bao-ve-suc-khoe

Vì thế, bạn nên để điều hòa ở chế độ Dry vào những ngày nồm ẩm. Đây cũng là mẹo dùng điều hòa giúp gia đình bạn tiết kiệm điện năng đáng kể. Và bạn có thể chọn những dòng điều hòa có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình, lựa chọn các dòng điều hòa được trang bị công nghệ tiết kiệm điện như công nghệ Inverter.

3. Vị trí lắp đặt điều hòa

Lắp điều hòa ở vị trí trên cao để đảm bảo điều hòa vận hành, tỏa không khí lạnh rộng, làm mát không gian phòng ở hiệu quả, không nên lắp ở vị trí quá thấp, luồng khí lạnh dễ thổi trực tiếp vào người khiến làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp: ho, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,....

Ngoài ra, cũng không nên lắp ở những nơi có ẩm ướt, có nước hay gần nguồn dễ cháy nổ, nhiệt độ cao, có nhiều khói bụi vì sẽ giảm đi độ bền của máy, tăng nguy cơ cháy nổ.

4. Sau khi tắm không vào phòng có điều hòa 

Sau khi tắm thì cơ thể nhiệt độ của bạn sẽ thường giảm xuống. Nếu vào phòng có điều hòa nhiệt độ thấp, cơ thể sẽ giảm nhiệt thêm và máu không lưu thông tốt. Điều này ảnh hưởng đến tim và huyết áp, dễ bị đột quỵ và tai biến.

Vì vậy, sau khi tắm xong bạn nên nghỉ ngơi ở nơi không có điều hòa tầm 15-20 phút, để cơ thể tăng nhiệt trở lại rồi mới vào phòng điều hòa.

5. Tránh cho trẻ nhỏ nằm ở hướng thổi của điều hòa

Khi sử dụng điều hòa có trẻ sơ sinh thì bạn cần lưu ý kỹ vì hệ miễn dịch của bé của khá yếu, tránh cho bé nằm ở vị trí máy lạnh thổi lạnh trực tiếp mà nằm ở vị trí cách xa điều hòa là tốt nhất. Bởi nếu không sẽ dễ làm bé bị cảm lạnh, gây nên các bệnh về đường hô hấp.

dieu-hoa-khong-khi-krf

>>>Xem thêm: Cho bé ngủ nên để điều hòa bao nhiêu độ

6. Uống nhiều nước khi ở phòng điều hòa

Bạn sẽ không có cảm giác khát nước khi ở trong phòng có điều hòa. Nhưng trong môi trường đó  thì cơ thể mình bị mất nước, khiến da dẻ khô ráp, mệt mỏi và cơ thể suy nhược. Bởi vậy, nên uống nhiều nước khi ở trong phòng có điều hòa.

7. Mở cửa thông thoáng sau khi sử dụng điều hòa

Lưu ý dùng điều hòa đơn giản nhưng lại rất quan trọng là luôn mở cửa thông thoáng sau khi tắt máy lạnh. Căn phòng sau thời gian đóng kín sử dụng điều hòa dễ bị bí, không khí trong phòng không thoát ra được, các loại vi khuẩn gây hại dễ tồn đọng và phát triển

8. Để chậu nước trong phòng

Khi ở trong phòng điều hòa lâu sẽ lấy đi lượng nước trên da và đường hô hấp sẽ khiến xảy ra tình trạng khô da, rát cổ…Lúc này bạn có thể đặt chậu nước ở nơi máy lạnh thổi khí nhằm làm dịu tình trạng khô mắt, khô da. Ngay cả khi ngủ mà mở máy lạnh, đặt một chậu nước trong phòng thì ngày hôm sau thức dậy cũng sẽ không bị hiện tượng khô miệng.

9. Vệ sinh điều hòa theo định kỳ

dung-dich-ve-sinh-dieu-hoa-karofi

Hiện nay có nhiều dòng điều hòa có chế độ lọc bụi, lọc vi khuẩn trong không khí,... nhưng sau 1 thời gian sử dụng vẫn nên vệ sinh hay lau chùi các màng lọc ở dàn nóng và lạnh. Điều này không chỉ giúp luồng không khí của bạn được trong lành hơn mà còn giúp cho máy chạy bền, ổn định hơn.

Nhận tư vấn từ karofi

Thay lõi đúng hạn, bảo vệ gia đình bạn

Nước sạch trọn đời, máy bền bỉ hơn

Lõi lọc thô (đến 12 tháng), Màng RO (từ 24-36 tháng), Lõi lọc chức năng (từ 12 tháng)

*Lưu ý: Các sản phẩm lõi lọc sau khi thay nên được xả đúng nơi quy định, thùng rác dành cho nhựa tái sinh.