10 phương pháp xử lý nước ăn uống, sinh hoạt cho hộ gia đình
Nguồn nước phục vụ ăn uống cho gia đình có thể bị nhiễm bẩn do hệ thống nước cũ, hỏng... vì vậy cần có hệ thống lọc nước bổ sung tại hộ gia đình.
Những nguồn nước phục vụ ăn uống cho hộ gia đình có thể bị nhiễm bẩn do hệ thống dấn nước cũ hỏng, sự cố vỡ đường ống dẫn nước, bể chứa bị rò rỉ hoặc nhiễm bẩn do thiên tai lũ lụt. vì vậy, rất cần có hệ thống lọc nước bổ sung tại hộ gia đình. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 10 biện pháp xử lý nước hộ gia đình phục vụ mục đích ăn uống.
1. Bể lắng lọc nước đơn giản kết hợp với giàn mưa
Bể lắng lọc đơn giản kết hợp với giàn mưa thường được áp dụng lọc đối với nước ngầm ( nước giếng khoan và nước giếng đào) tự khai thác ở nông thôn hoặc khu vực chưa có nguồn nước cấp của nhà máy nước/trạm cấp nước để tăng hiệu quả lọc đối với sắt, mangan, và asen. Nước sau lọc có thể dùng trong sinh hoạt của hộ gia đình.
Có thể sử dụng giàn mưa và bế lọc nước đơn giản (thùng, chum hoặc vại sành để làm thành 1 bể lọc nước đơn giản), sử dụng cát, sỏi để làm vật liệu lọc
2. Bộ lọc nước nano
Một bộ lọc nano có kích thước lỗ khoảng 0.001 micron (dãy kích thước lỗ khác nhau tùy theo bộ lọc từ 0.008 micron đến 0,01 micron; Trọng lượng phân tử 200-2000 Daltons; bộ lọc nano loại bỏ các hạt dựa trên kích thước, trọng lượng, và tính chất.
Hiệu quả của bộ lọc nước Nano:
- Bộ lọc nano có hiệu quả rất cao trong việc loại bỏ sinh vật đơn bào (ví dụ như Cryptosporidium, Giardia);
- Bộ lọc nano có hiệu quả cao trong việc loại bỏ vi khuẩn (ví dụ như Campylobacter, Salmonella, Shigella, E. coli);
- Bộ lọc nano có hiệu quả cao trong việc loại bỏ virut (ví dụ như virut đường ruột, virut viêm gan A, Norovirus, Rotavirus);
Hạn chế: Bộ lọc nano có hiệu quả vừa phải trong việc loại bỏ hóa chất được hòa tan trong nước. Vì thế, người dùng cần lưu ý tìm hiểu kỹ về thông tin bộ lọc và nguồn nước đầu vào khi sử dụng bộ lọc nước Nano
3. Hệ thống lọc thẩm thấu ngược
Công nghệ thẩm thấu ngược RO là một thành tựu quan trọng của khoa học công nghệ. Nó được ra đời vào những năm 60 của thế kỉ trước tại Hoa Kỳ, công nghệ này nhanh chóng trở thành công nghệ dẫn đầu trong lọc nước, xử lý nước. Với công nghệ thẩm này, các nhà khoa học đã tạo ra màng thẩm thấu ngược (màng RO) để ứng dụng trong ngành sản xuất ra nước tinh khiết. Các màng RO được cấu tạo từ tấm màng mỏng bằng chất liệu đặc biệt (TFC - Thin Film Composite), được gắn chặt và cuộn lại với nhau thành một cấu hình dạng xoắn ốc. Trên bề mặt màng gồm các lỗ nhỏ có kích thước khoảng 0.1 – 0.5 nanomet (to hơn chỉ vài ba phân tử H2O), dưới áp lực của máy bơm ép nước đi qua màng lọc, chỉ cho các phân tử nước đi qua tạo nên nguồn nước tinh khiết . Sở dĩ làm được như vậy là do các chất hữu cơ (thuốc trừ sâu, phẩm nhuộm công nghiệp…) thường có kích thước phân tử lớn nên không thể đi qua được màng lọc RO. Các vi khuẩn (kích thước vài Micromet), hay các loại virus nhỏ hơn (kích thước vài chục nanomet), đều to gấp hàng chục lần kích thước của các lỗ trên màng RO, hay các ion kim loại tuy nhỏ nhưng bị hydrat hóa (bị các phân tử nước bao quanh trở nên cồng kềnh hơn và cũng không thể chui lọt qua màng RO. Tất cả đều bị chặn và được đẩy ra ngoài theo đường nước thải.
Giải pháp xử lý nước bằng màng thẩm thấu ngược RO được đánh giá là tiên tiến hơn cả nhờ khả năng lọc được 99,9% vi rút, vi khuẩn gây hại trong nước, các tạp chất hữu cơ, kim loại nặng… cho ra nước hoàn toàn tinh khiết. Công nghệ này hiện được ứng dụng trong sản xuất máy lọc nước gia đình phục vụ nhu cầu ăn uống của con người một cách rộng rãi.
►Xem thêm: Hệ thống lọc nước sinh hoạt: cấu tạo, bảng giá và nơi mua hàng
4. Khử trùng nước bằng nhiệt
Đây là phương pháp phổ biến, dễ thực hiện và hiệu quả để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh có thể có trong nước. Đun sôi đạt đến 100 độ để nước tiếp tục sôi trong vòng 15 phút sẽ có khả năng khử khuẩn các nha bào, trứng giun.
5. Khử trùng nước bằng hóa chất
Thông thường hóa chất khử trùng nước được sử dụng là các hóa chất chứa Clo như Cloramin B (dạng bột) hoặc T (dạng viên 0,25g/viên); Hypo-clorit canxi. Về nguyên tắc, nước sau khi khử trùng phải có nồng độ Clo dư là 0,3-0,5mg/L.
Khử trùng nước bằng viên Cloramin B hoặc T: Viên Cloramin B hoặc viên T rất tiện lợi cho việc khử trùng các thể tích nước nhỏ như chum, vại, bể chứa nhỏ trong các trưởng hợp khẩn cấp. Một viên Cloramin B hoặc T (0,25g/viên) có thể dùng để khử khuẩn 25 lít nước.
Nước sau khi đã khử trùng cần được đựng trong bình chứa sạch và được đậy nắp kín, đun sôi với mục đích phục vụ ăn uống
6. Chưng cất
Đây có lẽ là phương pháp lâu đời nhất của nước lọc được sử dụng từ rất lâu đời. Hệ thống chưng cất sử dụng một quá trình đun nóng nước đến điểm sôi và sau đó thu hơi nước khi nó ngưng tụ, loại bỏ lại rất nhiều các chất gây ô nhiễm. Nước được cất trữ này còn được gọi là nước cất. Tuy nhiên để chưng cất nước đồi hỏi một lượng lớn năng lượng và nước, thời gian chưng cất diễn ra rất chậm. Nhược điểm khác của phương pháp này là có thể chứa một số chất gây hại được ngưng tụ lại, hệ thống dùng để chưng cất thường mất một không gian, diện tích lớn.
Hiệu quả
- Hệ thống chưng cất có hiệu quả rất cao trong việc loại bỏ sinh vật đơn bào (ví dụ , Cryptosporidium, Giardia);
- Hệ thống chưng cất có hiệu quả rất cao trong việc loại bỏ vi khuẩn (ví dụ như Campylobacter, Salmonella, Shigella, E. coli);
- Hệ thống chưng cất có hiệu quả rất cao trong việc loại bỏ virut (ví dụ như virut đường ruột, virut viêm gan A, Norovirus, Rotavirus);
- Hệ thống chưng cất sẽ loại bỏ các chất ô nhiễm hóa học thông thường, bao gồm asen (thạch tín), bari, cadmi, crom, chì, nitrat, natri, sulfat, và nhiều hóa chất hữu cơ.
7. Hấp thụ Carbon
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rải trong xử lý lọc nước tinh khiết nhờ vào khả năng loại bỏ mùi khó chịu, loại bỏ clo...Than hoạt tính được tạo ra từ nhiều loại vật liệu carbon giúp loại bỏ các vi sinh vật, hóa chất hữu cơ và chất độc hại có trong nước. Carbon thường được sử dụng kết hợp với các quá trình xử lý nước khác nữa để đạt được kết quả lọc cao.
8. Khử trùng nhanh bằng bút chiếu tia cực tím
Xử lý bằng tia cực tím trước khi lọc là một quá trình sử dụng ánh sáng cực tím để khử trùng nước hoặc giảm số lượng vi khuẩn có mặt.
Hiệu quả
- Hệ thống xử lý bằng bằng tia cực tím có hiệu quả rất cao trong việc loại bỏ sinh vật đơn bào (ví dụ, Cryptosporidium, Giardia);
- Hệ thống xử lý bằng bằng tia cực tím có hiệu quả rất cao trong việc loại bỏ vi khuẩn (ví dụ như Campylobacter, Salmonella, Shigella, E. coli);
- Hệ thống xử lý bằng bằng tia cực tím có hiệu quả cao trong việc loại bỏ virut (ví dụ như virut đường ruột, virut viêm gan A, Norovirus, Rotavirus);
Hạn chế
- Hệ thống xử lý bằng bằng tia cực tím không có hiệu quả trong việc loại bỏ hóa chất.
9. Khử độc tố bằng vi khuẩn
Một trong những phương pháp lọc nước mới rất hứa hẹn được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Robert Gordon Scotland: họ đã xác định được hơn 10 chủng vi khuẩn khác nhau có khả năng vô hiệu hóa các độc tố microcystins. Nếu vi khuẩn này được cho vào nguồn nước, chúng có thể khử độc tố microcystin và làm cho nước an toàn để uống mà không cần sử dụng bất kỳ hóa chất nào (có khả năng gây hại).
10. Làm mềm nước
Làm mềm nước sử dụng công nghệ trao đổi ion để loại bỏ hóa chất hoặc ion để làm giảm lượng độ cứng (canxi, magiê) trong nước; Phương pháp này cũng có thể được sử dụng để loại bỏ sắt và mangan, kim loại nặng, một số phóng xạ, nitrat, asen, crom, selen và sulfat. Tuy nhiên, phương pháp này không có tác dụng chống lại động vật nguyên sinh, vi khuẩn và virut nên nếu sử dụng phải kết hợp với các phương pháp xử lý khác.
Trên đây là 10 cách xử lý nước sinh hoạt phổ biến hiện nay, trong đó máy lọc nước RO gia đình được với hệ thống lọc nước RO ưu việt được xem là phương pháp lọc nước đảm bảo an toàn nhất hiện nay. Để lựa chọn được chiếc máy phù hợp với gia đình xin, quý khách có thể lại thông tin tại đây hoặc gọi tới hotline 1900 6418 để được tư vấn trực tiếp!
►Xem thêm: 4 tiêu chí lựa chọn máy lọc nước tốt nhất
► Xem thêm: 10 vấn đề ô nhiễm và giải pháp xử lý nước giếng khoan đơn giản và hiệu quả