Trao tặng 60 máy lọc nước tại khu vực ô nhiễm Đông Lỗ, Ứng Hòa
Hành trình Tận tâm vì tương lai Việt sẽ được bắt đầu từ ngày 9/8/2015. 60 chiếc máy lọc nước Karofi sẽ được triển khai lắp đặt ở các trường học, trạm y tế và những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ ô nhiễm nguồn nước tại xã Đông Lỗ, Ứng Hòa, Hà Nội giúp cho những người dân nghèo và trẻ em tại địa phương có điều kiện được tiếp cận và sử dụng nguồn nước tinh khiết bảo vệ sức khỏe.
Cùng ngày, tại Ủy ban nhân dân xã Đông Lỗ, ban tổ chức chương trình còn triển khai Hội thảo Tuyên truyền nước và sức khỏe nhằm góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng nước tinh khiết để bảo vệ sức khỏe cũng như chia sẻ kiến thức tới toàn thể người dân trong việc tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình trước tình trạng nguồn nước đang bị ô nhiễm. Cũng trong chương trình, người dân Đông Lỗ còn được khám lâm sàng, và làm các xét nghiệm để kiểm tra, đánh giá tình trạng sức khỏe.
Ông Đoàn Thanh Hòa, trưởng phòng Quản lý và phát triển sản phẩm công ty cổ phần Karofi Việt Nam cho biết máy lọc nước Karofi được lắp đặt tại Đông Lỗ đã được kiểm nghiệm và đánh giá tại Khoa xét nghiệm và phân tích kỹ thuật cao - Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, có thể loại bỏ amip, asen, các icon kim loại nặng, 99,99% virus, vi khuẩn và các tạp chất có trong nước…. Trong vòng 5 năm kể từ ngày lắp đặt, công ty sẽ tài trợ toàn bộ chi phí liên quan đến bảo hành, bảo dưỡng và duy trì hoạt động của 60 chiếc máy đã được lắp đặt tại địa phương.
Bà Nguyễn Thị Dậu, thôn Viên Đình chia sẻ: “Cũng biết là cả gia đình phải ăn uống, sinh hoạt bằng nguồn nước không đảm bảo nhưng phần vì không đủ điều kiện kinh tế, phần vì chưa có kiến thức để xử lý nên chưa vẫn phải chấp nhận. Hôm nay, nhận được máy lọc nước, lại được nghe tuyên truyền về các bảo vệ nguồn nước, bảo vệ sức khỏe, tôi cảm thấy rất vui và xúc động, vậy là nhà tôi đã có nước tinh khiết để sử dụng rồi.”
Đông Lỗ địa phương nằm trong Danh sách 10 “làng ung thư” có nguồn nước bị ô nhiễm nhất trên toàn quốc. Nguồn nước được đánh giá là bị nhiễm Asen cao gấp nhiều lần cho phép. Theo báo cáo của UBND Xã, người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, toàn xã có 6 thôn, trong đó có thôn Thống Nhất và thôn Mạnh Tân nằm giáp Sông Nhuệ, thường xuyên bị ảnh hưởng do ô nhiễm dòng sông vào mùa nước cạn. Hiện xã chưa có nhà máy nước và trạm cấp nước tập trung. Nguồn nước sử dụng ăn uống của người dân ở đây chủ yếu là nước mưa tích trữ trong các bể chứa hộ gia đình. Tuy nhiên, lượng nước mưa dự trữ đều không đủ cho bà còn dùng quanh năm. Nguồn nước sinh hoạt do hộ gia đình tự khai thác chủ yếu là giếng khoan ở độ sâu 20 – 25m, mới chỉ được qua lọc thô, không thể khử sạch các chất độc hại.
Nguồn: Karofi Việt Nam