Những điều bạn có thể chưa biết về nước trong cơ thể

22/06/2020

Chia sẻ bài viết:

Bạn đã bao giờ tự hỏi cơ thể của bạn có bao nhiêu là nước? Tỷ lệ phần trăm nước thay đổi tùy theo tuổi và giới tính của bạn. Lượng nước trong cơ thể người dao động từ 50-75%. Cơ thể người trưởng thành trung bình là 50-65% nước. Tỷ lệ phần trăm này ở trẻ sơ sinh cao hơn nhiều, thường là khoảng 75-78%, giảm xuống còn 65% sau một tuổi. Theo H.H. Mitchell, Tạp chí Hóa học sinh học 158, não và tim có 73% là nước và phổi là khoảng 83%. Da chứa 64%, cơ bắp và thận là 79%, và xương là 31%. Cùng Karofi.com tìm hiểu những điều bạn có thể chưa biết về nước trong cơ thể qua bài viết dưới đây nhé!

luong-nuoc-tinh-khiet-trong-co-the

1. Lượng nước trong cơ thể tùy theo cơ địa

  • Trẻ sơ sinh và trẻ em có tỷ lệ nước cao nhất.
  • Đàn ông trưởng thành có mức nước cao tiếp theo.
  • Phụ nữ trưởng thành có tỷ lệ nước thấp hơn trẻ sơ sinh hoặc nam giới.
    Đàn ông và phụ nữ béo phì có tỷ lệ phần trăm nước ít hơn so với người gầy.

Phần trăm lượng nước phụ thuộc vào mức độ giữ nước còn lại trong cơ thể của bạn. Bạn sẽ cảm thấy khát nước khi đã mất khoảng 2-3% lượng nước trong cơ thể.

2. Chức năng của nước trong cơ thể là gì?

Nước phục vụ nhiều mục đích khác nhau:
Nước hoạt động như một chất điều chỉnh nhiệt độ bên trong cơ thể. Điều này một phần là do nước có nhiệt dung riêng cao. Và cơ thể sử dụng mồ hôi để điều chỉnh nhiệt độ. Nước là cần thiết để chuyển hóa protein và carbohydrate, nước là thành phần chính của nước bọt, hỗ trợ nuốt thức ăn.

nuoc-uong-tinh-khiet-va-nuoc-khoang-6

Nước bôi trơn khớp và hoạt động như một chất hấp thụ sốc. Nước cũng được sử dụng trong việc đào thải và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể qua nước tiểu. Nước hòa tan khoáng chất, vitamin hòa tan, và một số chất dinh dưỡng. Nước cũng mang oxy và chất dinh dưỡng đến các tế bào.

Nước chúng ta uống được hấp thụ bởi ruột và lưu thông khắp cơ thể. Nước thực hiện các chức năng khác nhau sau đó được đào thải bằng nước tiểu. Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, lưu thông máu đến da tăng lên. Sau đó, cơ thể đổ mồ hôi, giúp cơ thể cân bằng được thân nhiệt.

3. Nước ở đâu trong cơ thể người

Hầu hết nước trong cơ thể có trong dịch nội bào (2/3 lượng nước cơ thể) và trong dịch ngoại bào (1/3 nước).

uong-nuoc-tinh-khiet-karofi-2

Cơ thể của một người đàn ông nặng 70 kg chứa khoảng 42L nước - 28L nội bào và 14L ngoại bào, trong đó:

  • 3L là huyết tương.
  • 1L là dịch ngoại bào (dịch não tủy, mắt, màng phổi, màng bụng và dịch bao hoạt dịch).
  • 10L là dịch kẽ (bao gồm cả bạch huyết).
  • Một môi trường nước bao quanh các tế bào.
  • Lượng nước trong cơ thể con người thay đổi theo độ tuổi. Cơ thể của một đứa trẻ sơ sinh, bao gồm nhiều nước hơn (75%) so với người già (50%).

Ngoài ra, cơ thể càng cơ bắp thì càng chứa nhiều nước. Càng có nhiều chất béo trong cơ thể, lượng nước sẽ càng ít.

nuoc-uong-tinh-khiet-4

Qua bài viết này, bạn có thể thấy tầm quan trọng của nước trong cơ thể, vì vậy việc cung cấp đủ nước cho cơ thể là thật sự cần thiết. Tuy nhiên, bên cạnh đó bạn cũng đặc biệt lưu ý đến chất lượng nước ăn uống, đặb biệt là thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày càng diễn biến phức tạp như hiện nay. Để bảo vệ sức khỏe gia đình nhiều người đã chọn sử dụng bộ lọc nước gia đình hay máy lọc nước nóng lạnh RO, các thiết bị này có khả năng loại bỏ đến 99,9% các tạp chất lẫn cho nguồn nước uống tinh khiết, nếu bạn muốn được tư vấn thêm các dòng sản phẩm: máy lọc nước Kangen water, hệ thống lọc nước phèn nếu nguồn nước nhà bạn bị nhiễm phèn, máy lọc nước Karofi 9 lõi, 10 lõi hay dây chuyền lọc nước tinh khiết cho nhu cầu sử dụng nước dung lượng lớn.

Nguồn: https://karofi.com

Thay lõi đúng hạn, bảo vệ gia đình bạn

Nước sạch trọn đời, máy bền bỉ hơn

Lõi lọc thô (đến 12 tháng), Màng RO (từ 24-36 tháng), Lõi lọc chức năng (từ 12 tháng)

*Lưu ý: Các sản phẩm lõi lọc sau khi thay nên được xả đúng nơi quy định, thùng rác dành cho nhựa tái sinh.