Giật mình với 13 căn bệnh do nguồn nước ô nhiễm và cách phòng tránh

08/06/2018

Chia sẻ bài viết:

Vi khuẩn, virus và các động vật ký sinh có thể lan truyền trong nước và gây bệnh. Những tác nhân gây bệnh này được gọi là mầm bệnh.

Vi khuẩn, virus và các động vật ký sinh có thể lan truyền trong nước và gây bệnh. Những tác nhân gây bệnh này được gọi là mầm bệnh. Phần lớn những bệnh này được coi là những bệnh truyền nhiễm bởi vì chúng có thể truyền từ người này sang người khác qua nước nhiễm bẩn hoặc các véc tơ truyền bệnh khác.
Các bệnh liên quan đến nước có thể chia thành 5 nhóm chính và ít nhất 13 loại bệnh như sau:

1. Bệnh lây truyền qua đường ăn uống

Những bệnh này xảy ra do ăn uống nước bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Nước là môi trường làm lây lan và gây ra các đại dịch bệnh đường ruột ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.

♦ Bệnh do nhiễm vi khuẩn gây bệnh đường ruột

Những vi khuẩn gây bệnh đường ruột đặc biệt là nhóm Samonella, phẩy khuẩn tả có thể tồn tại trong nước khá lâu. Người ta đã tìm thấy các vi khuẩn gây bệnh tả, thương hàn, phó thương hàn, lỵ, v.v trong nước máy của thành phố có nguồn nước bị nhiễm bẩn hoặc nơi áp dụng biện pháp khử trùng không đảm bảo. Đồng thời, có nhiều xét nghiệm còn cho thấy các vi khuẩn gây bệnh đường ruột khác như leptospira, brucella, tularensis, v.v tồn tại trong nước tự nhiên và trong nước uống.

Biện pháp phòng bệnh

  • Cải thiện việc cung cấp nước cả về số lượng và chất lượng.
  • Tránh làm nhiễm bẩn nguồn nước đặc biệt là phân người và động vật.
  • Xử lý tốt nguồn nước ăn uống và sinh hoạt trước khi sử dụng.
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi và giữ gìn vệ sinh cá nhân

♦ Bệnh do nhiễm vi rút gây bệnh đường ruột

Một số virut phát triển trong bộ máy tiêu hoá của người và chúng sẽ bị thải ra một số lượng lớn trong phân và có thể có trong nước thải sinh hoạt và nước bị ô nhiễm ( bệnh bại liệt, viêm gan A, v.v).
bệnh do ô nhiễm nguồn nước
Vi khuẩn gây bệnh

Bệnh viêm gan A lây truyền từ người sang người theo đường phân - miệng do nguồn nước và thực phẩm bị ô nhiễm bẩn hoặc thức ăn chưa được nấu chín. Vi rút viêm gan A có thể sống ở nước đá -250C trong vòng 6 tháng, ở nhiệt độ 1000C thì bị tiêu diệt trong vài phút. Bệnh viêm gan A còn có thể tồn tại ở sò, ốc, hến sống trong nước bị nhiễm bẩn do nước thải sinh hoạt nhiễm phân.

Biện pháp phòng bệnh   

  • Giáo dục cho cộng đồng về việc giữ gìn tốt vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân.
  • Có hệ thống cung cấp nước sạch đã được xử lý thích hợp và xử lý tốt hệ thống rác thải và nước thải.
  • Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Gây miễn dịch bằng tiêm Vaccin dự phòng.

Bệnh giun sán (ví dụ: Sán lá gan, sán lá ruột, sán phổi...)

Trứng sán có trong đường mật của vật chủ chính. Sau đó trứng được đào thải ra ngoài theo phân dưới dạng trứng chưa trưởng thành. Ở bên ngoài, trứng chưa trưởng thành cần phải có môi trường nước để tiếp tục phát triển và hoàn thiện chu kỳ. Trong môi trường nước, trứng sán tiếp tục phát triển thành phôi, sau đó tự giải phóng ra ngoài dưới dạng ấu trùng lông. Trùng lông di chuyển trong nước, tìm đến và xâm nhập vào vật chủ trung gian thích hợp là các loài ốc. Khi chúng ta ăn phải ốc này thì ấu trùng sẽ vào cơ thể qua đường miệng, ấu trùng tới ruột non và thoát vỏ. Từ đây ấu trùng xâm nhập vào các khoang của cơ thể bằng cách xuyên qua thành ruột và nhập vào đường mật bằng cách xuyên qua nhu mô gan. Đôi khi ấu trùng tới gan bằng đường máu hoặc đường bạch huyết ở thành ruột. Ngoài gan và đường mật, ấu trùng sán lá gan lớn còn có thể xâm nhập vào phổi, tử cung, hoặc một số tổ chức liên kết. Khi đã tới được các cơ quan hay tổ chức, ấu trùng sẽ phát triển thành sán trưởng thành gây bệnh, đẻ trứng để bắt đầu chu kỳ tiếp theo.

Biện pháp phòng bệnh

  • Không ăn sống các loại thuỷ sản.
  • Kiểm soát và xử lý tốt nguồn nước tại địa phương.
  • Xử lý phân hợp vệ sinh để đất không bị ô nhiễm.
  • Tẩy giun, sán định kỳ theo hướng dẫn của thầy thuốc.

2. Bệnh do tiếp xúc với nước

Những bệnh này có thể lây truyền qua tiếp xúc với các vi sinh vật gây bệnh trong nước ví dụ như bệnh sán máng (Schistosomia). Những người bơi, lội dưới nước có loài ốc bị nhiễm những sinh vật gây các bệnh này sinh sống có thể bị nhiễm các ấu trùng sán máng do các ấu trùng rời khỏi cơ thể ốc vào nước có thể xuyên qua da người đang bơi hoặc lội trong nước và gây viêm da.
các bệnh liên quan đến ô nhiễm nguồn nước
Viêm da ở trẻ do các vi khuẩn trong nước
Biện pháp phòng bệnh
  • Cung cấp nước sạch và tuyên truyền giáo dục người dân tránh tiếp xúc với nguồn nước bị nhiễm bẩn.
  • Thu gom và xử lý phân người và động vật hợp vệ sinh.

3. Các bệnh do muỗi truyền

Các bệnh trong nhóm này phải kể đến là bệnh sốt rét, sốt dengue, sốt xuất huyết dengue, bệnh giun chỉ, v.v. Côn trùng truyền bệnh trung gian là các loại muỗi, trong đó nước đóng vai trò là môi trường sống của các sinh vật truyền bệnh. Một số vùng có tập quán dự trữ nước trong bể chứa nước mưa, chum, vại ở nông thôn. Ở thành phố dù có nước máy nhưng vẫn dự trữ trong bể chứa, thùng, chậu. Trên mặt đất có nhiều vũng nước đọng, nhiều vật chứa nước lâu ngày, tất cả là những ổ sinh sản và phát triển của nhiều loại muỗi, trong đó có nhiều loại muỗi gây bệnh nguy hiểm cho người, ví dụ như: Muỗi gây bệnh sốt rét, Muỗi gây bệnh giun chỉ, Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết.

Muỗi trưởng thành đẻ trứng trong nước, trứng nở thành bọ gậy, bọ gậy lớn lên thành lăng quăng, lăng quăng thành muỗi, muỗi bay ra hút máu người để sống và gây ra bệnh sốt xuất huyết. Chúng là vật chủ trung gian truyền bệnh theo đường máu rất nguy hiểm và khó phòng ngừa.

Biện pháp phòng bệnh

  • Làm mất nơi muỗi đẻ, nơi muỗi sinh sản bằng cách: dụng cụ chứa nước phải có nắp đậy, thường xuyên thau rửa dụng cụ chứa nước ăn, khơi thông cống rãnh, loại bỏ các nơi có nước tù đọng, làm khô những vũng nước tù đọng.
  • Diệt ấu trùng muỗi: thả cá ăn bọ gậy, lăng quăng trong bể chứa nước.
  • Ngủ màn chống muỗi đốt và diệt muỗi bằng phun thuốc, hương diệt muỗi…

4. Các bệnh do thiếu nước hoặc sử dụng nước không sạch trong vệ sinh cá nhân.

Các bệnh về ngoài da, mắt, phụ khoa như: 
  • Hắc lào, nấm, lang ben, ghẻ, chàm
  • Đau mắt đỏ, đau mắt hột, viêm kết mạc, viêm màng tiếp hợp
  • Viêm âm đạo, v.v.

các bệnh do nguồn nước ô nhiễm gây nên

Đau mắt đỏ do nguồn nước không sạch

Cách lây truyền: Truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành mà nguyên nhân chính là do thiếu nước hoặc phải dùng nước không sạch để sử dụng trong vệ sinh cá nhân, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Biện pháp phòng bệnh

  • Cung cấp đầy đủ nước sạch sử dụng hàng ngày.
  • Nâng cao nhận thức của người dân về ý thức vệ sinh cá nhân.

5. Bệnh do các vi yếu tố hoá học và các chất độc khác có trong nước.

Bệnh do yếu tố vi lượng hoặc các chất độc khác có trong nước gây ra cho người là do thừa hoặc thiếu chúng trong nước. Trong nhóm này có các bệnh sau:

♦ Bệnh bướu cổ

Bệnh phát sinh ở những nơi trong đất, nước, thực phẩm quá thiếu iốt, ví dụ: vùng núi cao, vùng xa biển. Nhu cầu hàng ngày của cơ thể là 200 micro gam iốt, nếu không đủ tuyến giáp phải làm việc nhiều và làm cho bướu cổ to ra. Tuy vậy, bệnh bướu cổ còn do các yếu tố khác như giới tính, địa dư, di truyền, khả năng kinh tế và xã hội.
nguồn nước ô nhiễm gây ra bệnh gì

♦ Bệnh về răng do thiếu hoặc thừa flo

Flo cần thiết cho cơ thể để cấu tạo men răng và tổ chức của răng. Tiêu chuẩn cho phép trong nước uống là 0,7-1,5 mg/l. Nếu flo nhỏ hơn 0,5 mg/l sẽ bị bệnh sâu răng, nếu lớn hơn 1,5 mg/l sẽ làm hoen ố men răng và các bệnh về xương khớp.
ô nhiễm nguồn nước gây bệnh
Hoen ố men răng

♦ Bệnh do Nitrit và Nitrat cao trong nước

Nitrit có thể tác dụng với các acid amin để tạo thành nitrosamin là chất có khả năng gây ung thư.

Nitrat là sản phẩm phân huỷ cuối cùng của chất hữu cơ trong tự nhiên. Nitrat cao trong nước còn do nước bị ô nhiễm nước thải. Trong nước có hàm lượng Nitrat trên 10 mg/l có thể gây bệnh tím tái (đặc biệt đối với trẻ em).

sử dụng nguồn nước o nhiễm gây ra bệnh gì

♦ Bệnh do nhiễm độc bởi các chất độc hoá học gây ra

Nước có thể bị nhiễm bẩn bởi các chất độc hoá học dùng trong đời sống và sinh hoạt hàng ngày, trong nước thải sản xuất công nghiệp như: kim loại nặng, các chất phóng xạ và các chất gây ung thư.
một số bệnh do nước ô nhiễm gây ra

- Chì (Pb): Nước có các khí CO2 và O2 dưới dạng hoạt tính có thể hoà tan chì ở ống dẫn nước, dụng cụ đựng... hàm lượng chì vượt quá 0,01mg/lít gây nguy hại cho sức khoẻ.

- Đồng (Cu): Nước thải công nghiệp là nguyên nhân của việc nước có kim loại đồng và hàm lượng đồng vượt quá 1mg/lít gây ngộ độc cho con người.

- Asen (thạch tín): Hàm lượng Asen quy định không vượt quá tiêu chuẩn 0,01mg/lít đối với nước ăn uống. Khi bị nhiễm độc Asen có thể gặp nhiều triệu chứng khác nhau như:

  • Sừng hoá da, gai nhọn ở hai bàn tay và bàn chân, ấn vào thấy đau.
  • Xuất hiện các nốt màu sẫm hoặc mất màu trên da ở lưng và vùng bụng, những nơi ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
  • Sau 15-20 năm kể từ khi phát hiện, người bị nhiễm độc Asen có thể chuyển sang giai đoạn ung thư.

Trong rất nhiều phương pháp xử lý nước ăn uống sinh hoạt, giải pháp lọc thô cho nguồn nước sinh hoạt và máy lọc nước RO gia đình cho nguồn nước ăn uống là sự lựa chọn tối ưu phù hợp mọi hộ gia đình từ nông thôn tới thành thị.

 
bệnh do sử dụng nước không đảm bảo
Giải pháp lọc thô tổng
Máy lọc nước gia đình để tránh đc bệnh do nước ô nhiễm gây ra
Máy lọc nước RO gia đình
 
Từ các phân tích chuyên sâu trên, ta có thể thấy việc sử dụng nguồn nước ăn uống, sinh hoạt an toàn là vô cùng quan trọng, giảm hiểu rất nhiều nguy cơ bệnh tận từ nguồn nước ô nhiễm. Nếu các bạn cần tư vấn thêm cách để có một nguồn nước an lành tinh khiết, xin vui lòng gọi điện tới hotline 19006418 hoặc chat với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn trực tiếp
 

Thay lõi đúng hạn, bảo vệ gia đình bạn

Nước sạch trọn đời, máy bền bỉ hơn

Lõi lọc thô (đến 12 tháng), Màng RO (từ 24-36 tháng), Lõi lọc chức năng (từ 12 tháng)

*Lưu ý: Các sản phẩm lõi lọc sau khi thay nên được xả đúng nơi quy định, thùng rác dành cho nhựa tái sinh.