Cách sửa chữa cây nước nóng lạnh và vệ sinh tại nhà
Cây nước nóng lạnh ngày nay đang trở thành thiết bị gia dụng phổ biến tại các gia đình. Cũng như các thiết bị điện khác cây nước nóng lạnh cũng cần phải vệ sinh thường xuyên để đảm bảo quá trình vận hành và chất lượng nước uống hàng ngày. Đặc biệt trong quá trình hoạt động ít nhiều sẽ gặp một vài sự cố xảy ra. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia của Karofi sẽ hướng dẫn bạn cách sửa chữa cây nước nóng lạnh và vệ sinh tại nhà.
Một số lỗi thường hay gặp phải và cách sửa cây nước nóng lạnh tại nhà:
1. Cây nước nóng lạnh không hoạt động
Trường hợp cây nước không hoạt động, cần kiểm tra:
+ Nguồn điện cung cấp cho máy: Kiểm tra ổ cắm, dây dẫn, phích cắm…
+ Kiểm tra công tắc reset lại relay nhiệt 95: trường hợp “quá nhiệt” xảy ra (hệ thống làm nóng hoạt động ở trạng thái không được cung cấp nước relay nhiệt 95 sẽ tự động ngắt để bảo vệ hệ thống làm nóng, đối với model HC02W và HC300W thì được tích hợp cơ cấu bảo vệ hệ thống nóng vào mạch điều khiển, khi bồn nóng chưa đủ nước hệ thống nóng sẽ không làm việc).
+ Cây hoạt động bình thường nhưng đèn LED hiển thị nguồn không sáng: Thay thế LED nguồn khác.
2. Sự cố đối với hệ thống nóng và hệ thống lạnh
Đối với hệ thống Nóng
+ Khi KHÔNG CÓ NƯỚC NÓNG, cần kiểm tra Led hiển thị hệ thống nóng có sáng hay không?
+ Nếu SÁNG, nghĩa là hệ thống Nóng làm việc bình thường, nhưng tại sao lại không có nước nóng? Khi đó cần kiểm tra:
- Vòi Nóng có bị tắc hay không ? (Nếu tắc thì thay thế).
- Ngườ sử dụng lấy nước đã ấn Khóa An Toàn chưa?
+ Nếu KHÔNG SÁNG, cần lần lượt kiểm tra các vấn đề sau:
- Công tắc nóng đã được bật hay chưa ?(Bật lại hoặc thay thế)
- Công tắc Phao có hoạt động bình thường không ? (Thay thế công tắc mới).
- Phao Nóng có đang gặp vấn đề , cần điều chỉnh Phao thấp xuống so với phao bơm hoặc thay thế
- Nếu vẫn có nước nóng mà đèn LED không sáng, cần thay thế đèn LED nóng.
- Có thể mạch điều khiển bị hỏng, cần phải thay thế mạch mới
Đối với hệ thống Lạnh
+ Khi KHÔNG CÓ NƯỚC LẠNH, cần kiểm tra Đèn làm lạnh có sáng hay không ?
+ Nếu SÁNG, kiểm tra Block có làm việc hay không? Nếu Block có làm việc nhưng nước không lạnh:
- Kiểm tra xem Block có bị dò rỉ môi chất làm lạnh hay không ?
- Kiểm tra Fill lọc ẩm có bị tắc hay không?
+ Nếu BLOCK không làm việc, cần kiểm tra hệ thống dây điện dẫn xuống Block và Cảm Biến Lạnh xem có bị hỏng hay không?
+ Trường hợp Đèn Làm Lạnh Không Sáng, cũng cần phải kiểm tra hệ thống dây dẫn điện xuống Block, kiểm tra Cảm Biến Lạnh.
+ Nếu hệ thống vẫn làm việc bình thường, vẫn có nước lạnh bình thường, nhưng đèn Led Lạnh không sáng, nghĩa là cháy Led Lạnh, cần phải thay thế.
3. Sự cố đối với hệ thống bơm
Khi Bơm làm việc bình thường, có thể xảy ra 2 trường hợp:
+ Bơm làm việc bình thường, hút nước lên nhưng không ngắt bơm, gây tràn nước, cần kiểm tra Hệ thống Phao và Công tắc Phao.
+ Khi Bơm làm việc bình thường, nhưng không hút được nước lên, cần kiểm tra:
- Bình chứa còn nước hay không ?
- Kiểm tra cút góc đầu cần hút có lỏng, có hở hay không ? (Thay thế nếu cần)
+ Khi Bơm không làm việc, cần kiểm tra:
- Công tắc cánh cửa. (Cửa đóng khít hay chưa)
- Hệ thống Phao và công tắc Phao (Chỉnh sửa hoặc thay thế).
- Nếu cả 2 nguyên nhân trên đều tốt, cần kiểm tra vi mạch điều khiển. Cần thiết thì thay thế 1 mạch điều khiển khác để kiểm tra.
- Cần kiểm tra Bơm có trục trặc không? Nếu cần thì thay thế
- Hiện tượng đèn báo sáng nhưng bên làm nóng nước không nóng.
- Hiện tượng đèn báo sáng nhưng bên làm lạnh nước không lạnh.
- Hiện tượng Rơle nhiệt ngắt sớm.
- Hiện tượng bị rò nước ra ngoài.
- Cây cây nước nóng lạnh bị cháy, khét.
- Cây cây nước nóng lạnh đèn không báo sáng.
- Cây cây nước nóng lạnh làm nóng, làm lạnh yếu.
- Cây nước nóng lạnh lâu nóng - lâu lạnh hơn bình thường.
- Hiện tượng cây nước nóng lạnh bật điện nhưng không vào điện.
Vệ sinh cây nước nóng lạnh
- Bước 1: Ngắt nguồn điện, xả hết nước hiện có trong bồn chứa của máy.
- Bước 2: Tháo các bộ phận của máy như: vòi nước, khay nước xả... để thực hiện vệ sinh máy.
- Bước 3: Chuẩn bị một số loại dung dịch tẩy rửa tự nhiên như nước cốt chanh, giấm pha với một chút nước...(Chú ý tuyệt đối không dùng các chất tẩy rửa hóa học vì có thể làm hỏng bề mặt bên ngoài máy, cá linh kiện cũng như có thể làm nước đầu ra bị nhiễm các chất hóa học trở lại).
- Bước 4: Sử dụng khăn mềm hoặc miếng bông mềm thấm qua dung dịch tẩy rửa và nhẹ nhàng lần lượt lau sạch vết bẩn bên ngoài, cặn, rong rêu bên trọng khoang nóng, lạnh và các bộ phận khác.
- Bước 5: Đổ nước sạch vào khoang nóng lạnh và sục rửa nhiều lần liên tục để các dung dịch lau chùi ban nãy cũng như các chất cặn của nước còn bám trong khoang được rửa sạch.
- Bước 6: Lau khô các bộ phận của cây nước nóng lạnh rồi cẩn thận lắp hoàn chỉnh các bộ phận còn lại
Một số lưu ý khi sử dụng cây nước nóng lạnh để tăng gấp đôi tuổi thọ cho máy
- Sau quá trình vận chuyển, nên để máy đứng yên khoảng 30 phút, đối với cây nóng lạnh bằng block thì phải để từ 2-3 tiếng trước khi kết nối nguồn điện.
- Trước khi sử dụng lần đầu tiên, nên làm sạch máy bằng cách mở hai vòi cho chảy tự do khoảng 3– 5 lít nước.
- Với cây nước nóng lạnh úp bình, đặt bình nước một cách nhẹ nhàng (nước đã lọc tinh khiết) theo phương thẳng đứng từ trên xuống, khi đó bên trong cây nước nóng lạnh đã được nạp đầy nước.
- Nếu dùng bình nước tinh khiết phải đúng loại bình sử dụng cho cây nước.
- Nếu dùng bình úp ở trên máy, phải điều chỉnh phao của bình úp hợp lý với từng loại cây nước.
- Sử dụng nguồn điện AC 220V/50Hz khi cắm điện cho cây nước. Chỉ cắm điện cho máy chạy khi thấy nước ở hai vòi chảy ra.
- Sau khi cắm điện phải bật công tắc phía sau máy ( màu xanh là nước lạnh, màu đỏ là nước nóng)
- Đối với máy có khoang khử trùng, đồng hồ ký hiệu từ 0 – 30 là thời gian khử trùng cho khoang (Tối đa là 30 phút )
- Khi nước đủ nóng, lanh đèn tín hiệu sẽ tắt. Khi chưa đủ nhiệt độ nóng , lạnh tín hiệu đèn vẫn còn (chỉ sử dụng nước uống khi thấy tín hiệu đèn ở máy báo cho phép sử dụng)
- Vệ sinh, lau chùi thường xuyên theo định kỳ, chú ý đổ nước trong khay chứa nước dưới vòi thường xuyên, tránh để khay nước tràn ra ngoài.
- Đặt cây đun nước nóng lạnh cách xa tường khoảng 10-20 cm để máy có thể hoạt động và tản nhiệt tốt hơn.
- Khi không có nước trong máy, nên ngắt nguồn điện nhằm tránh xảy ra những hư hỏng đáng tiếc.
- Khi không sử dụng trọng thời gian dài (buổi tối đi ngủ) có thể tắt công tắc nóng lạnh phía sau máy, tránh để máy hoạt động 24/24 khiến dây mayso, bộ phận cách điện cũng như một số bộ phận khác bị hỏng do phải hoạt động quá tải.
- Không đặt máy ở những nơi có nhiệt độ cao, dễ bị ảnh hưởng bởi mưa gió và ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
- Không sử dụng các vật cứng, chất tẩy rửa hóa học khi vệ sinh máy lọc nước nóng lạnh tránh gây bong tróc và ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước từ các chất tẩy rửa.
- Không nên làm tràn nước lên trên bề mặc cây nước, nước trần vào hệ thống điện gây chập cháy
- Cần bảo trì và vệ sinh máy thật tốt để máy hoạt động tốt, tránh được những hư hỏng và giúp nguồn nước sử dụng trong máy tránh bị nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe bạn và gia đình.
- Không được dùng nước nóng hay các dung môi dễ gây tổn hại đến sức khoẻ và gây hại cho máy khi làm vệ sinh cây nước nóng lạnh, chất hóa học sẽ khiến mặt ngoài máy dễ bị phá hủy, chỉ nên vệ sinh sạch sẽ bằng giẻ mềm và nước để lau bên trong, ngoài máy.
- Không nên để trẻ nhỏ lại gần chơi đùa quanh cây nước nóng lạnh vì vòi nước nóng rất gần với tầm với của trẻ. Đặc biệt khi máy gặp các sự cố thì nên đề phòng trẻ em đến gần để không gây hậu quả khôn lường.