Cách khắc phục nguồn nước bị ô nhiễm sau mùa mưa

12/10/2023

Chia sẻ bài viết:

Sau mỗi mùa mưa đến thì nguồn nước lại bị ô nhiễm nghiêm trọng và làm lây lan nhiều mầm bệnh có hại ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống. Bài viết sau, Karofi thông tin đến bạn giải pháp khắc phục nguồn nước bị nhiễm bẩn góp phần hạn chế những tác động xấu, bảo vệ sức khỏe của gia đình bạn và cộng đồng.

1. Nguồn nước bị ô nhiễm ẩn sâu nguy cơ có hại như thế nào?

Nhiều nơi và người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong sinh hoạt và cuộc sống mỗi khi mùa mưa đi qua. Đặc biệt những vùng trải qua báo và lũ lụt,tình trạng thiếu nước sử dụng càng là một vấn đề cấp bách.

nuoc-sinh-hoat-bi-o-nhiemẢnh: Internet

Một số hộ gia đình thường tận dụng nguồn nước chưa sạch để sử dụng nên sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột, đau mắt đỏ... và một số các loại bệnh khác. Bởi vậy, một trong những vấn đề mà bạn cần lưu ý để phòng tránh bệnh sau mùa mưa bão, ngập lụt.

2. Giải pháp làm sạch nguồn nước

- Làm sạch nước bằng phèn chua

Với những hộ gia đình cần làm sạch nước trong giếng thì chỉ cần dùng phèn chua với liều lượng tối thiểu từ 50g/1m3 nước đến tối đa 100g/1m3 nước

Cần hòa tan lượng phèn chua cần sử dụng vào gàu nước rồi thả gàu nước chìm sâu xuống giếng, kéo thả mạnh khoảng 10 lần. Sau đó chờ cho cặn lắng xuống hết rồi tiến hành khử trùng trong 30 phút đến 1 giờ

Còn với lượng nước ít hơn, bạn pha chế theo tỉ lệ 1g phèn cho 20 -25 lít nước. Sau khi khuấy đều thì chờ khoảng 30 phút để lắng cặn. Tiếp đến lấy phần nước trong ở bên trên và tiến hành khử khuẩn, nước dùng sau đó có thể sử dụng để sinh hoạt và nấu nướng.

- Đun sôi nước

Đây là phương pháp đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng để loại bỏ vi khuẩn có trong nguồn nước. Bạn chỉ cần đun sôi nước từ 15 đến 20 phút là đã có thể tiêu diệt khoảng 99% vi khuẩn.

Lưu ý, nếu nước bị nhiễm khuẩn nặng, có chứa các chất kim loại và khoáng chất độ thì đun sôi nước lại không phải là biện pháp hiệu quả nhất.

- Làm sạch nước bằng Clo

Bạn có thể dùng clo lỏng để xử lý nước trước khi sử dụng. Tuy nhiên, với phương pháp này thì bạn cần phải tham khảo chỉ định của nhà sản xuất để canh chỉnh nồng độ clo sao cho phù hợp với lượng nước. 

clo-trong-nuoc-may
Ảnh: Internet

Đặc biệt, bạn không nên khử trùng đồng thời cách thức trên phèn chua vì phèn chua sẽ hấp thụ hết clo hoạt tính và làm mất đi tác dụng khử trùng của clo. Ngoài ra, clo có mùi và vị lạ sẽ vẫn còn đọng lại ngay cả khi nguồn nước được làm sạch. Điều này sẽ ảnh hưởng không ít nhiều đến sinh hoạt của gia đình bạn.

- Lọc nước bằng viên lọc

Phương pháp lọc bằng viên lọc được đánh giá là vừa tiết kiệm và tiện lợi. Kích thước của viên lọc khá nhỏ nên bạn cũng có thể mang theo bên người để sử dụng khi cần thiết.

Tuy nhiên, viên lọc có mùi khá nồng và sau khi xử lý xong nước sẽ có màu hơi tối. 

- Sử dụng máy lọc nước

Chỉ cần sử dụng máy lọc nước, các vi khuẩn, nấm mốc, rong rêu sẽ được loại bỏ đến 99,9% và sẽ đi ra ngoài theo đường nước thải. Vì thế nguồn nước sau lọc sẽ sạch khuẩn và an toàn. Nếu bạn phân vân không biết nên lựa chọn dòng thiết bị nào hãy trải nghiệm với các sản phẩm của Karofi. Trải qua các quy định kiểm duyệt gắt gao, nguồn nước sau lọc từ máy lọc của thương hiệu đã đạt được chứng nhận QCVN của Bộ Y tế đối với nước uống trực tiếp tại vòi.

kad-d528-nong-lanh-cuc-da
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi KAD-D528

Không những thế, công nghệ RO trong máy lọc nước Karofi có thể dùng được cả với các nguồn nước nhiễm phèn chua hoặc nước đá vôi, nước nhiễm mặn. Do đó, cách tốt nhất để xử lý nguồn nước sau lũ là bạn nên làm trong và khử trùng. Sau đó sử dụng máy lọc nước để loại bỏ hoàn toàn các tạp chất gây hại để yên tâm sử dụng trong sinh hoạt và ăn uống.

Nhận tư vấn từ karofi

Thay lõi đúng hạn, bảo vệ gia đình bạn

Nước sạch trọn đời, máy bền bỉ hơn

Lõi lọc thô (đến 12 tháng), Màng RO (từ 24-36 tháng), Lõi lọc chức năng (từ 12 tháng)

*Lưu ý: Các sản phẩm lõi lọc sau khi thay nên được xả đúng nơi quy định, thùng rác dành cho nhựa tái sinh.