Bạn có biết cách bảo quản đồ điện tử trong ngày nồm ẩm

09/02/2023

Chia sẻ bài viết:

Nồm ẩm là thời tiết đặc trưng của miền Bắc trong mùa xuân, độ ẩm luôn ở mức cao khoảng trên 90%. Điều đó rất hại cho hầu hết các thiết bị điện tử. Bới thế, các thiết bị điện trong những ngày nồm ẩn cần được bảo quản cẩn thận. Qua bài viết, Karofi sẽ chia sẻ cách bảo quản đồ điện tử trong ngày nồm ẩm.

1. Kiểm soát nhiệt độ trong nhà

Thiết bị điện tử trong nhà bạn vào mùa mưa phùn nồm ẩm cần được bảo quản tốt và có thời gian sử dụng được bền lâu hơn thì không thể bỏ qua yếu tố quan trọng là kiểm soát mức nhiệt và độ ẩm trong nhà. Nhiệt độ không quá 35 độ C và độ ẩm bảo quản đồ điện tử tốt nhất không vượt quá 60 - 70%

kiem-tra-nhiet-do-trong-nha
Ảnh: Internet

2. Sử dụng các thiết bị chống ẩm

Với các thiết bị máy ảnh thì bạn nên trang bị một tủ chống ẩm chuyên dụng. Tủ nên có dung tích lớn bởi ngoài bảo quản máy ảnh, lens... bạn có thể bảo quản các giấy tờ quan trọng, điện thoại, máy tính bảng,....

Nếu để tủ chống ẩm trong điều kiện độ ẩm khoảng 30 - 35%. Tuy nhiên, lưu ý không nên bảo quản trong môi trường quá khô vì sẽ ảnh hưởng đến chi tiết máy.

Xem thêm: Nồm ẩm kéo dài phải làm sao? Thiết bị nào chống nồm ẩm hiệu quả?

3. Không đặt thiết bị điện tử sát tường

Khi trời nồm, sàn nhà thường ẩm ướt nên bạn cần hạn chế để các đồ điện tử: tivi, máy tính, loa,... trực tiếp xuống sàn hoặc đặt quá sát tường. Để chống ẩm cho thiết bị, bạn nên đặt chúng ở xa tường và góc nhà một khoảng ít nhất là 10 - 15 cm. Bởi việc đảm bảo khoảng cách tối ưu dành cho các thiết bị điện tử giúp hạn chế nấm mốc, tường ẩm phát tán và lây lan sang các thiết bị điện trong nhà. Đồng thời, điều này cũng tạo thuận lợi để không khí lưu thông và giúp các thiết bị điện tử được tản nhiệt tốt hơn.

4. Duy trì sử dụng

Khi không có nhu cầu bạn cũng nên bật tivi, loa,...trong khoảng thời gian ngắn vào mỗi ngày. Điều này giúp các thiết bị điện tử tự sản sinh nhiệt và hạn chế được tình trạng đọng nước. 

Hay thay vì ngắt hẳn nguồn, bạn có thể để thiết bị điện tử ở chế độ chờ trong 1 khoảng thời gian nhất định. Khi ở chế độ chơ, các thiết bị không tắt hẳn. Điều này cũng giúp sinh nhiệt, đặc biệt là tiết kiệm điện năng so với việc phải bật các thiết bị khi bạn không có nhu cầu.

5. Đóng cửa và bật điều hòa

che-do-dry-dieu-hoa

Tham khảo: Sử dụng điều hòa vào trời nồm ẩm như thế nào?

Thời tiết nồm ẩm, thông thường nhiều người sẽ bật quạt và mở cửa sổ là có thể giảm bớt đi tình trạng này. Tuy nhiên, nếu làm như thế tình trạng nồm ẩm càng trầm trọng và các thiết bị điện tử càng có nguy cơ hỏng hóc, hư hại. Vậy nên, bận cần nên đóng cửa và dùng chế độ hút ẩm của máy điều hòa. Mỗi ngày nên thực hiện điều này 1-2 lần, mỗi lần 10 -15 phút. Đây là cách khắc phục nồm ẩm hữu hiệu và được sử dụng nhiều nhất.

Nhận tư vấn từ karofi

Thay lõi đúng hạn, bảo vệ gia đình bạn

Nước sạch trọn đời, máy bền bỉ hơn

Lõi lọc thô (đến 12 tháng), Màng RO (từ 24-36 tháng), Lõi lọc chức năng (từ 12 tháng)

*Lưu ý: Các sản phẩm lõi lọc sau khi thay nên được xả đúng nơi quy định, thùng rác dành cho nhựa tái sinh.