Nguyên nhân và cách khắc phục bình nóng lạnh có điện mà không nóng
1. Nguyên nhân bình nóng lạnh bị mất nguồn, không vào điện
- Thanh đốt nóng (thanh biến trở) bị hỏng
Thanh đốt là bộ phận đóng vai trò gia nhiệt làm cho nước nóng lên. Do đó, nếu thanh đốt hỏng thì tất cả nước trong thiết bị của bạn hoàn toàn sẽ không thể đun nóng được. Trường hợp thanh đốt của bình nóng lạnh bị hỏng thường do các nguyên nhân như: thanh đốt bị bám nhiều cặn, bị ăn mòn, thanh đốt bị cháy, bị ăn mòn,....
- Rơle nhiệt bị hỏng
Một trong những chức năng chính của rơle là ổn định nhiệt. Khi nhiệt động trong bình đạt theo mức đã cài đặt thì rơle nhiệt tự động ngắt không cấp điện cho thanh gia nhiệt. Khi nhiệt độ giảm xuống thì Rơle nhiệt bị cấp điện cho thanh đốt. Nếu không máy role trong thiết bị của bạn bị hỏng thì nguồn điện truyền tới thanh gia nhiệt sẽ bị ngắt tự động. Điều này, cũng khiến bình nóng lạnh không có nước nóng.
- Các mối hàn bị hỏng
Sau 1 thời gian sử dụng nếu không vệ sinh định kỳ các mối hàn giữa các bộ phận trong bình sẽ có tình trạng bào mòn và han gỉ,... Điều này sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của sản phẩm cũng như khả năng giữ nhiệt. Xảy ra tình trạng làm kéo dài thời gian nước đun sôi, lãng phí điện năng hoặc không thể đun sôi nước.
- Bình nóng lạnh hoạt động quá tải
Việc thường xuyên sử dụng bình nóng lạnh với tần suất cao hoặc để bình nóng lạnh qua đêm sẽ gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của bình, đặc biệt là bộ phận gia nhiệt.
- Cặn bẩn trong bình quá nhiều
Việc lâu ngày không vệ sinh bình nóng lạnh là nguyên nhân làm cặn bẩn bán trong thành bình và thanh đốt. Điều này làm cho nước trong bình không thể nóng hoặc nóng lên lâu.
2. Cách khắc phục bình nóng lạnh có điện nhưng không nóng
- Thay thế các bộ phận đã hỏng
Để khắc phục tình trạng bình nóng lạnh vào điện nhưng không nóng rất đơn giản. Bạn chỉ cần gọi thợ sửa chữa, với những sản phẩm chính hãng thì nên gọi tới đơn vị phân phối sản phẩm để kiểm tra và hưởng chế độ bảo hành.
Với những bộ phận bị hỏng, đặc biệt là thanh đốt nóng nên được thay thế hoàn toàn mới có thể làm tăng thêm tuổi thọ sử dụng sản phẩm, tránh được việc phải sửa đi sửa lại nhiều lần.
- Vệ sinh bình nóng lạnh
Bình nóng lạnh nhà bạn trong tình trạng lâu ngày không được vệ sinh thì bạn có thể tiến hành sục vệ sinh trong ruột bình, vệ sinh cặn bẩn dính trên thanh đốt. Thời gian bảo dưỡng, vệ sinh bình nóng lạnh đúng cách là từ 2-3 năm/ lần theo nguồn nước nơi bạn đang sử dụng.
Xem thêm: Cách sử dụng và lắp đặt bơm tăng áp bình nóng lạnh bạn cần biết
3. Hướng dẫn sử dụng bình nóng lạnh đúng cách
Bình nóng lạnh được sử dụng phổ biến ở mỗi gia đình nhưng không phải ai biết được những lưu ý khi sử dụng bình nóng lạnh sao cho tiết kiệm điện năng và tăng thêm tuổi thọ cho sản phẩm
- Bảo dưỡng bình nóng lạnh định kỳ
Trong quá trình sử dụng thường việc bảo dưỡng bình nóng lạnh sau 1 thời gian sử dụng không được chú trọng đến. Mặc dù việc bảo dưỡng rất quan trọng và đơn giản như: kiểm tra đường dây dẫn điện, xả cặn bình nóng lạnh,.... Chỉ cần thực hiện những kỹ thuật này định kỳ thì bình nước nóng của bạn sẽ hạn chế gặp phải những hỏng hóc khác.
(Ảnh: Internet)
- Ngắt thiết bị khi không sử dụng
Các bình nóng lạnh tuy có rơle với chức năng ngắt điện khi đun nước đến nhiệt độ nhất định. Tuy nhiên, khi không được tắt bình sẽ tiếp tục hoạt động khi nước nguội. Nên tắt bình nóng lạnh khi không sử dụng, giúp đảm bảo tuổi thọ cho sản phẩm vừa an toàn khi sử dụng vừa giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
4. Lưu ý khi sử dụng bình nóng lạnh an toàn:
- Thường xuyên kiểm tra nguồn điện bằng bút thử điện xem có hiện tượng rò rỉ điện hay không, để ý dây điện đề phòng trường hợp điện thẩm thấu ra ngoài gây giật.
- Gọi thợ đến kiểm tra, bảo hành định kỳ theo quy định.
- Tránh tình trạng khi bật với loại bình chứa phải đảm bảo luôn luôn đầy nước, bình không có nước gây hư hỏng bộ đốt dẫn đến những tình trạng không mong muốn trong đó có tình trạng bình nóng lạnh không vào điện.
- Lựa chọn vị trí lắp đặt phù hợp, đảm bảo cho nước có thể dễ dàng đi vào trong bình và nước nóng đi ra có áp lực đủ lớn cho vòi hoa sen. Đối với trường hợp nước yếu không đủ áp lực thì nên lắp thêm một chiếc bơm tăng áp để tránh gây cháy bình vì không có nước.
- Đảm bảo độ cao treo máy khoảng 2 m. Để tránh thất thoát nhiệt dọc theo đường ống, máy nước nóng phải để gần nơi sử dụng.
- Khi mới lắp đặt, nếu xảy ra tình trạng nước thường xuyên có cặn hay nhiễm phèn... thì nên mở bình kiểm tra, súc rửa thường xuyên để tránh hiện tượng tắc, gây gỉ sét vỏ và rò điện.
- Không bật máy nước nóng suốt 24/24h, vừa tốn điện vừa có nguy cơ bị hỏng do hoạt động quá tải gây ra rò điện đảm bảo luôn luôn đầy nước.