Cách sử dụng và lắp đặt bơm tăng áp bình nóng lạnh bạn cần biết
Bơm tăng áp là thiết bị dùng để tăng áp lực nước lưu thông trong đường ống, giúp cho nước chảy ra từ đầu vòi nhiều và mạnh hơn. Vậy khi nào cần dùng bơm tăng áp cho bình nóng lạnh? Cách lắp bơm tăng áp bình nóng lạnh như thế nào? Tham khảo ngay các thông tin bạn quan tâm trong bài viết dưới đây mà Karofi giới thiệu nhé.
1. Bơm tăng áp là gì?
Máy bơm tăng áp là một thiết bị hỗ trợ áp suất đường ống nước giúp cho nước chảy mạnh hơn và khắc phục được tối đa hiện tượng nước chảy từ van yếu. Khi người dùng vòi nước để lấy nước sử dụng, máy bơm sẽ tự động bật và tạo ra áp lực mạnh đẩy dòng nước đi nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Ngược lại, khi người dùng đóng vòi thì máy bơm cũng sẽ tự động tắt.
2. Nên sử dụng máy bơm tăng áp cho bình nóng lạnh lúc nào?
Hiện nay quá trình sử dụng bình nóng lạnh không tránh khỏi việc nước chảy quá yếu hoặc không đủ mạnh hoặc nước không đủ ấm. Điều đó khiến cho việc sử dụng nước sinh hoạt bị gián đoạn gây nhiều khó khăn và ức chế trong quá trình sử dụng.
(Ảnh: Internet)
Giải pháp cho tình trạng này, cần lắp đặt thêm máy bơm tăng áp cho bình nóng lạnh. Bên cạnh đấy, bạn chỉ cần sử dụng một chiếc máy bơm tăng áp bình nước nóng lạnh có công suất nhỏ, lưu lượng nước vừa phải, vừa giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ vừa không phát ra tiếng ồn ảnh hưởng đến chất lượng của bình nóng lạnh.
3. Dùng máy bơm tăng áp có hiệu quả không?
Sử dụng máy bơm tăng áp hiệu quả ở mức độ nào còn phụ thuộc vào cách bạn sử dụng, cách lắp máy bơm tăng áp và cách chọn lựa máy bơm của từng gia đình.
Ngoài ra, để chọn máy bơm tăng áp cho bình nóng lạnh thích hợp bạn cần chú ý một vài chi tiết:
- Chọn máy bơm tăng áp bình nóng lạnh có áp lực nước và công suất phù hợp với bình nóng lạnh.
- Xác định độ cao giữa bồn nước trên cao và bồn nước dưới đất: nếu độ cao dưới 10m thì chỉ cần sử dụng máy bơm tăng áp. Còn độ cao trên 20m thì nên sử dụng bơm chuyên đẩy.
- Xác định thể tích của mỗi bể chứa để chọn máy bơm thích hợp. Thông thường, với bể chứa từ 1-3m3 bạn có thể dùng máy bơm có công suất 125 - 200w.
Xem thêm: Các bước lắp đặt bình nước nóng tiện dụng và an toàn
4. Cách lắp bơm bình áp bình nóng lạnh
Việc lắp bơm tăng áp cho các thiết bị trong gia đình không quá phức tạp, người dùng hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà mà có thể không cần gọi thợ chuyên nghiệp:
Bước 1: Đặt máy bơm tăng áp ở 1 vị trí có bề mặt bằng phẳng
Bước 2: Kết nối đầu ống dẫn bồn chứa nước với đầu vào của bình nóng lạnh.
Lưu ý: Khi sử dụng băng keo nước, keo dán ống để hệ thống đường ống được khít, không gây ra hiện tượng rò rỉ nước trong quá trình vận hành.
Bước 3: Kết nối đầu ống ra của thiết bị mà bạn sử dụng với đường ống cần tăng lực. Nếu bạn lắp máy bơm để tăng áp lực cho toàn bộ hệ thống ống dẫn nước sử dụng trong gia đình, thì cần chọn loại bơm tăng áp suất với công suất lớn.
Bước 4: Bật nguồn nước máy bơm nước tăng áp để cho máy hoạt động, bạn nên dùng CB ngắt điện tự động vì trong quá trình thiết bị hoạt động không tránh khỏi các vấn đề phát sinh như cháy nổ, chập điện,....
Bước 5: Mở thử van nước để xem các thiết bị đã hoạt động ổn định hay chưa.
5. Lưu ý khi lắp đặt và sử dụng máy bơm tăng áp
Một số lưu ý để quá trình lắp đặt và sử dụng bơm tăng áp cho bình nóng lạnh diễn ra thuận lợi và an toàn:
- Không nên lắp đặt máy bơm tăng áp có kích thước của ống đầu ra lớn hơn cỡ nòng của bơm.
- Kiểm tra kích thước đường ống dẫn nước đầu vào và đầu ra của thiết bị xem có phù hợp không
- Điều chỉnh lại công tắc áp lực để máy bơm không gặp phải một số lỗi như thiết bị kêu tạch tạch, chạy liên tục không ngắt....
- Người dùng cần sử dụng bơm tăng áp đúng điện áp của bình nóng lạnh. Bởi việc sử dụng không đúng điện áp định mức trong một thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng role bị hỏng mạch điện tử.
- Máy bơm tăng áp không khởi động được có thể do: Buồng cơm có bị các chất cặn bẩn làm bó cứng cánh quạt không, nếu có thì cần mở bơm để vệ sinh buồng bơm. Hoặc điện áp thấp không phù hợp với điện áp của máy thì cần thay tụ điện thích hợp.
Như vậy, có thể thấy sử dụng bổ sung bơm tăng áp là cần thiết với các trường hợp nguồn nước gia đình bạn sử dụng có áp lực quá yếu. Ngoài ra, thiết bị này sẽ giúp bình nóng lạnh, máy giặt, máy lọc nước,... hoạt động tốt, hạn chế hư hỏng.