Nguồn nước sinh hoạt và các vấn đề cần lưu ý
Nguy cơ thiếu nước đặc biệt là nước ngọt và sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên trái đất.
Nguy cơ thiếu nước đặc biệt là nước ngọt và sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên trái đất. Nước là một nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá không thể thiếu đối với mọi hoạt động sống của cơ thể. Nước chiếm 60 – 70% trọng lượng cơ thể và là dung môi của hầu hết các chất chuyển hóa dưới dạng hòa tan trong nước, nước còn tham gia vào nhiều phản ứng hóa học trong cơ thể, tham gia bài tiết các chất độc ra khỏi cơ thể qua con đường nước tiểu, mồ hôi. Nước giúp điều hòa thân nhiệt, làm giảm độ quánh của máu, giúp cho quá trình tuần hoàn dễ dàng hơn. Nước rất cần thiết nhưng nguồn nước không phải là vô tận. Do vậy, các bạn cần phải nhanh chóng có biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quan trọng này.
Các nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt:
Hiện nay nguồn nước mà người dân sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày thường được lấy từ: Hệ thống cung cấp nước tập trung (nước máy), nước mưa, nước giếng khơi, nước máng lần, nước giếng khoan…
Nguồn nước sinh hoạt và các vấn đề cần lưu ý
Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước:
- Có rất nhiều loại tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Chúng có mặt trong nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu công nghiệp, bệnh viện, các bãi rác thải. Đó là:
- Vi sinh vật (Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm mốc).
- Rác vô cơ (rác không tiêu hủy được bao gồm: bao bì nhựa, nilon, thủy tinh, mảnh sành sứ, kim loại, vỏ đồ hộp, săm lốp cao su…).
- Rác hữu cơ (rác có thể tiêu hủy được như: Thức ăn thừa, lá bánh, rau quả, rơm rạ, xác súc vật, giấy loại…). Đây là thủ phạm gây nên hàng loạt dịch bệnh nguy hiểm cho con người.
Xem thêm:
Phòng, chống ô nhiễm nguồn nước:
Nguồn nước bị ô nhiễm là nguyên nhân gây bệnh tả, lỵ, thương hàn, giun sán, thậm chí cả ung thư. Chính vì vậy, để phòng, chống ô nhiễm nguồn nước, cần lưu ý những điểm sau:
Vệ sinh môi trường: Các bạn không được vứt rác bừa bãi nhất là ra ao, hồ, sông, suối, nên thu gom và phân loại rác thải. Không nên rửa rau, vo gạo, tắm giặt trong ao, hồ. Thường xuyên vệ sinh nhà ở, vệ sinh chuồng trại, khu dân cư, thu gom và xử lý phân, nước tiểu, diệt ruồi, muỗi, gián, chuột ở nhà cũng như nơi công cộng. Người dân vùng lũ lụt, sau khi nước rút, phải nhanh chóng khử trùng nguồn nước bằng Cloramin, phèn chua, để phòng dịch bệnh. Không được đập phá đường ống dẫn nước tránh các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào nước sinh hoạt.
Vệ sinh thân thể: Các bạn nhớ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh, thường xuyên vệ sinh cá nhân. Đây là một việc làm đơn giản nhưng nếu các bạn thực hiện một cách nghiêm túc cũng góp phần phòng được ô nhiễm nguồn nước.
Ngoài ra, tùy theo từng loại nguồn nước khác nhau mà chúng ta có những hành động cụ thể:
Để có nước giếng sạch: Các giếng khai thác nước phải cách xa nhà vệ sinh, hệ thống xả thải, hệ thống xử lý nước thải từ 10m trở lên. không để các vật dụng dễ gây ô nhiễm như hóa chất, dầu nhớt, các chất tẩy rửa, thuốc bảo vệ thực vật…gần khu vực giếng. Các giếng phải được xây bệ cao, có nắp đậy. Sân giếng lát gạch hoặc xi măng có rãnh thoát nước. Rãnh thoát nước có độ dốc vừa phải và dẫn ra xa hoặc đổ vào các hố thấm nước thải.Thường xuyên vệ sinh sàn giếng tránh trơn trượt, xét nghiệm nước, làm sạch nước bằng giàn mưa, bể lọc.
Tại các hộ gia đình cần có các giải pháp xử lý nước như: đun sôi nước trước khi sử dụng, ăn uống nước đóng chai, hoặc sử dụng thiết bị lọc nước. Trong đó việc sử dụng máy lọc nước gia đình tốt nhất hiện nay đang là giải pháp tối ưu nhất để mang tới nguồn nước an toàn và tinh khiết.
Nguồn: karofi.com