Khu vực nước nhiễm mặn
Nước nhiễm mặn là quá trình của nước biển xâm nhập vào trong đất liền, khiến cho ao hồ, sông suối và các nguồn nước ngầm bị nhiễm muối, lượng muối trong nước tăng lên khiến nước có vị mặn hoặc lợ, không thể dùng để sinh hoạt, tưới tiêu Xâm nhập mặn là hiện tượng khi nước biển với nồng độ muối hòa tan lớn hơn hoặc bằng 40/00 (4 phần ngàn) xâm nhập sâu vào đất liền khi xảy ra triều cường hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt. Theo Bộ y tế Nước ngọt bị nhiễm mặn sẽ có hàm lượng Clorua (Cl–) > 300 mg/lít theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước dùng cho sinh hoạt và ăn uống.
Hiện tượng xâm nhập mặn xảy ra chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh ven biển như TP Hồ Chí Minh, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, một phần các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ, Ninh Thuận, Bình Thuận. Ngoài ra còn xảy ra ở miền Trung bao gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và mùa khô xảy ra hiện tượng xâm nhập mặn vào nước sông ở sông Hương (Huế), sông Cầu Đỏ (Đà Nẵng), sông Vĩnh Điện (Hội An, Quảng Nam) gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân.
Nguồn: tongcucthuyloi.gov.vn, baonghean.vn, vtv.vn, thanhnien.vn, vov.vn