Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng 150.000 người mới mắc bệnh ung thư và trên 75.000 trường hợp tử vong do ung thư. Trong đó, ô nhiễm nguồn nước được xác định là một trong những nguyên nhân chính có liên quan mật thiết đến thực trạng này.
Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng 150.000 người mới mắc bệnh ung thư và trên 75.000 trường hợp tử vong do ung thư. Trong đó, ô nhiễm nguồn nước được xác định là một trong những nguyên nhân chính có liên quan mật thiết đến thực trạng này.
Ung thư sẽ thành “đại dịch” ở Việt Nam?
Ước tính, mỗi năm trên toàn cầu có hơn 14,1 triệu người mới mắc và 8,2 triệu người chết do ung thư, trong đó gần 70% là ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, người ta lo ngại, ung thư sẽ sớm trở thành “đại dịch” khi ước tính trong năm 2020 sẽ có ít nhất gần 200.000 người mắc phải.
Mặt khác, việc phát hiện ung thư muộn (thường là từ giai đoạn 2) đã làm giảm cơ hội được chữa khỏi cho người bệnh. Ngoài ra, nghiên cứu mới nhất trên 9.513 bệnh nhân ung thư tại 8 nước Đông Nam Á cho thấy, có đến 73% bệnh nhân chết hoặc kiệt quệ về tài chính trong năm đầu chẩn đoán bệnh.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư, bao gồm: yếu tố di truyền, khói thuốc lá, nhiễm độc hóa chất, phóng xạ, ô nhiễm nguồn nước, không khí… Trong đó, ô nhiễm nguồn nước đang trở thành vấn đề đáng báo động khi Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định, khoảng 80% bệnh tật ở các quốc gia đang phát triển do nguồn nước và môi trường không đảm bảo. Còn theo Liên Hiệp Quốc, mỗi năm, số người chết vì nguồn nước ô nhiễm còn nhiều hơn số người chết do bạo lực, kể cả chiến tranh.
Một trong những nguyên nhân chính gây nên các làng ung thư là do nguồn nước bị ô nhiễm
Ở nước ta, theo công bố của Trung tâm quy hoạch và điều tra tài nguyên môi trường quốc gia thuộc Bộ TN-MT đầu năm 2015 thì 10 “làng ung thư” (Cờ Đỏ - Nghệ An, Yên Lão – Hà Nam, Đông Phương Yên – Chương Mỹ, Hà Nội…) có số người mắc ung thư cao nhất trong số 37 làng được phát hiện đều có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất. Cụ thể, hơn 80% kết quả phân tích mẫu vi sinh, hơn 65% kết quả phân tích nhiễm bẩn và hơn 30% mẫu phân tích hàm lượng sắt đều vượt tiêu chuẩn cho phép.
Kiểm soát chất lượng nước: chủ động ngăn ngừa bệnh tật
Trong danh sách 10 “làng ung thư” do bộ TN&MT công bố, đáng chú ý là có hai ngôi làng nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội chưa tới 40km (làng Thống Nhất, xã Đông Lỗ, H.Ứng Hòa và làng Lũng Vỵ, xã Đông Phương Yên, H.Chương Mỹ). Mặt khác, trong năm 2014, Bộ Y Tế công bố khu đô thị Mỹ Đình 2 có nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm asen với nồng độ cao 4 lần cho phép, khu vực chung cư Tam Trinh, nguồn nước sinh hoạt của người dân bỗng dưng vẩn đục, đen mà không rõ nguyên nhân. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo chất lượng nước sinh hoạt ở các khu đô thị lớn hiện nay. Đó là chưa kể đến các vùng nông thôn, miền núi khi mà chưa có nguồn nước đảm bảo, người dân vẫn phải sử dụng nước mưa, nước giếng khoan hay nước ao hồ, sông suối.
Mẫu nước xét nghiệm được lấy từ giếng khoan một hộ dân tổ dân phố Tó,
quận Nam Từ Liêm cho thấy nước bị nhiễm asen gấp 13 lần tiêu chuẩn cho phép. (nguồn: Bộ tài nguyên môi trường)
Ngoài tiềm ẩn khả năng gây ung thư, sử dụng nước nhiễm bẩn cũng làm gia tăng các loại bệnh tật về da, đường tiêu hóa, hô hấp… Ví dụ, nước nhiễm canxi, mangan hay magie sẽ gây hại đường tiêu hóa, tạo các bệnh sỏi mật, sỏi thận, sỏi bàng quang; gây bướu cổ… Nước nhiễm độc tố từ thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật có khả năng gây ngộ độc và bệnh lý nghiêm trọng về gan… Nước nhiễm khuẩn, vi sinh có thể gây dịch tả, bệnh về da…
Do đó, để chủ động ngăn ngừa bệnh tật, chú ý sử dụng nước sạch luôn là ưu tiên hàng đầu. Nếu không có điều kiện tiếp cận nguồn nước do các nhà máy nước lớn cung cấp hoặc thậm chí là đã dùng nước máy nhưng thực tế vẫn chưa đảm bảo an toàn thì nên hạn chế sử dụng nước trực tiếp cho việc ăn uống. Để chủ động hơn, người dân nên có biện pháp xử lý nước ngay tại nhà bằng cách trang bị máy lọc nước, đặc biệt là máy lọc nước thông minh của các thương hiệu uy tín để kiểm soát được chất lượng nước và đảm bảo nguồn nước “đầu ra” an toàn cho sức khỏe.
Máy lọc nước thông minh iRO 2.0 Karofi sử dụng màng RO chính hãng Dow Filmtec của Mỹ giúp loại bỏ 99,9% virus, vi khuẩn, kim loại nặng, tạp chất… Nước sau khi được lọc được cấp chứng nhận đạt quy chuẩn quốc gia đối với chất lượng nước uống trực tiếp (QCVN06-1:2010/BYT)*. Đặc biệt, đây là sản phẩm được trang bị màn hình cảm ứng tiện lợi và bộ vi mạch điều khiển có thể đo, hiển thị rõ ràng chỉ số TSD (tổng chất rắn hòa toan trong nước) đầu ra nhờ đó giúp kiểm tra độ tinh khiết của nước sau lọc. Hơn nữa, sản phẩm còn tích hợp khả năng cảnh báo rò rỉ, hiển thị chính xác thời gian còn lại của từng lõi lọc, tự động báo thay lõi lọc khi hết hạn sử dụng, khả năng tự động sục rửa màng RO; khả năng tự động báo nước cấp yếu giúp đảm bảo chất lượng và độ bền cho máy. |
*Các chuyên gia của Karofi khuyến nghị, nước đầu vào nên đạt chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN01:2009/BYT) hoặc chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN02/2009-BYT) thì chất lượng nước đầu ra sẽ chắc chắn hơn trong việc đạt QCVN 6-1:2010/BYT.
Thay lõi đúng hạn, bảo vệ gia đình bạn
Nước sạch trọn đời, máy bền bỉ hơn
Lõi lọc thô (đến 12 tháng), Màng RO (từ 24-36 tháng), Lõi lọc chức năng (từ 12 tháng)
*Lưu ý: Các sản phẩm lõi lọc sau khi thay nên được xả đúng nơi quy định, thùng rác dành cho nhựa tái sinh.
Tìm kiếm nhanh
Từ khóa tìm kiếm nhiều