Làng ung thư, nỗi ám ảnh tiễn đưa người trẻ

08/08/2019

Chia sẻ bài viết:

Nỗi đau ung thư” đã đổ xuống hàng ngàn gia đình ở những ngôi làng bị gắn mác là “làng ung thư”. Trong số những người mất vì ung thư, có những người còn rất trẻ và là trụ cột gia đình

“Nỗi đau ung thư” đã đổ xuống hàng ngàn gia đình ở những ngôi làng bị gắn mác là “làng ung thư”. Trong số những người mất vì ung thư, có những người còn rất trẻ và là trụ cột gia đình. Nỗi đau ấy đã trở thành nỗi ám ảnh thường trực khi hàng ngày, người dân vẫn phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm – “thủ phạm” gây ung thư giấu mặt.

Ám ảnh những cái chết trẻ

Theo khảo sát tại 37 “làng ung thư”, tính trong vòng 5 – 20 năm trở lại đây, đã có 1.136 người chết vì các bệnh ung thư. Nơi có nhiều người chết vì ung thư nhất là 139 người, đó là làng Thạch Khê, xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao (Phú Thọ).

Ám ảnh hơn hết là có những trường hợp mất khi tuổi đời còn khá trẻ. Như ở làng Yên Lão, Hà Nam, đa phần trường hợp chết do ung thư đều dưới 40 tuổi, chủ yếu là ung thư gan, phổi, đại tràng. Còn ở làng Lũng Vỵ, Chương Mỹ, Hà Nội, theo ghi chép của địa phương thì năm 2014 có 12 người chết, đa số dưới 60 tuổi, người chết trẻ nhất chưa đến 30 tuổi. Trong đó, thương tâm nhất là trường hợp gia đình cụ bà Nguyễn Thị Tuất, từ năm 2011 - 2014, lần lượt 4 người con trai của cụ, trong đó, người trẻ nhất chỉ mới 28 tuổi đều mất do mắc ung thư gan, phổi.

1-thong-ke-so-nguoi-chet-vi-ung-thu

Con số người chết vì ung thư ở làng Cờ Đỏ cũng ngày càng tăng theo thời gian trong đó số lượng người trẻ cũng chiếm tỉ lệ cao.

Căn bệnh ung thư quái ác ập xuống hàng ngàn hộ gia đình đã làm họ kiệt quệ về tài chính lẫn tinh thần. Đa phần những trường hợp mắc ung thư hoặc đã qua đời đều có hoàn cảnh rất thương tâm, nhiều gia đình khánh kiệt do dốc sức chạy chữa cho người thân. Nỗi đau và gánh nặng đang từng ngày đè trên vai người ở lại. Và đâu chỉ có nỗi đau, ngày qua ngày họ còn phải “sống trong sợ hãi” vì chưa biết lúc nào căn bệnh quái ác ấy sẽ tìm đến mình…

Nguồn nước ô nhiễm: thủ phạm “đầu độc” dân làng

Trong danh sách 37 làng ung thư được Bộ TNMT công bố đầu năm 2015 thì có 10 làng có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất. Đó là các làng: Thống Nhất - Hà Nội, Lũng Vỵ - Hà Nội, Mẫn Xá - Bắc Ninh, Thổ Vỵ - Thanh Hóa, Yên Lão - Hà Nam, Cờ Đỏ - Nghệ An, An Lộc- Hà Tĩnh, Phước Thiện - Quảng Ngãi, Xuân Vinh-  Bình Định, Mê Pu -Bình Thuận.

Tại làng Thống Nhất - Đông Lỗ -  Hà Nội, làng đứng đầu danh sách 10 làng bị ô nhiễm thì có thể dễ dàng nhận thấy, nước sông ở đây ô nhiễm nặng, đen sì, cạn kiệt, ngày nắng bốc mùi hôi thối khó chịu. Còn tại làng Yên Lão, Hà Nam, người dân chỉ cần dùng nước sinh hoạt tưới lên mái lợp fipro xi măng thì khi khô, mái lợp sẽ được “mặc áo” màu vàng giống màu gỉ của sắt...

Trên thực tế, kết quả phân tích các mẫu nước tại 10 làng này đều có mức ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép. Về thành phần trong nước thì nhiều mẫu nước thu thập có chứa nhôm, cadimi, benzen, bentazone, phenol, asen, mangan, sắt… ở mức cao.

Đa phần các làng đều thuộc vùng trũng nên nước thải xung quanh đổ dồn về đây đã khiến nguồn nước ở các làng bị ô nhiễm trầm trọng. Riêng làng Cờ Đỏ từng tồn tại một kho thuốc bảo vệ thực vật nên đây cũng có thể được xem là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Còn ở làng Mẫn Xá – Bắc Ninh thì việc hàng trăm lò tái chế nhôm đang hoạt động tại đây đã khiến mạch nước ngầm bị đầu độc bởi kim loại nặng này.

Giải pháp cho cơn “khát” nước sạch?

Nguồn nước bị ô nghiễm nghiêm trọng, trong khi người dân sử dụng nước giếng khoan và giếng khơi là chủ yếu mà chưa có biện pháp xử lý là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng số người mắc ung thư. Cách xử lý “thô sơ” mà một số làng đang áp dụng là lọc qua cát đá nhưng vẫn không thể cải thiện chất lượng nguồn nước. Một số hộ có trữ nước mưa dùng do ăn uống nhưng vẫn không đủ. Trong khi đó, nhiều dự án tìm nguồn nước sạch cho cư dân đến nay vẫn chưa thể triển khai. Mặt khác, theo đánh giá của Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường (SKNN&MT), nhiều người dân ở đây vẫn chưa ý thức tự bảo vệ mình bằng cách chủ động dùng nước sạch, một phần do gánh nặng chi phí.

2-karofi4

Nguồn nước sinh hoạt phổ biến của người dân “làng ung thư” Cờ Đỏ

Do đó, để giúp người dân có thể tiếp cận và sử dụng nước sạch, Viện SKNN&MT đã phối hợp với công ty CP Karofi Việt Nam triển khai chương trình Tận Tâm Vì Tương Lai Việt, trao tặng hàng trăm máy lọc nước cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn và các điểm trường tại những làng ung thư. Khẩn trương mang nguồn nước tinh khiết miễn phí đến những điểm nóng ô nhiễm nước, cho đến thời điểm này, chương trình đã mang đến niềm vui, hy vọng cho 6 ngôi làng ung thư trong cơn “khát” nước sạch.

Tận Tâm Vì Tương Lai Việt là chương trình do Viên SKNN&MT và công ty CP Karofi Việt Nam triển khai nhằm giúp người dân ở 10 làng ung thư có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất cả nước có cơ hội tiếp cận và sử dụng nước sạch. Mục đích của chương trình là mang 75 triệu lít nước tinh khiết, tương đương 300 máy lọc đến các điểm có nguồn nước ô nhiễm nặng trên cả nước. Điểm đến mới nhất của chương trình là làng Cờ Đỏ - xã Diên Hải – Nghệ An. Tính đến thời điểm này, chương trình đã hoàn thiện việc trao tặng và lắp đặt 250 chiếc máy lọc nước Karofi tới 8 khu trường học, gần 200 hộ nghèo tại 6 điểm nóng ô nhiễm trên toàn quốc. Máy lọc nước được trao tặng là loại máy Karofi 7 cấp lọc được kiểm nghiệm và đánh giá tại Khoa xét nghiệm và phân tích kỹ thuật cao-Viện SKNN&MT đảm bảo đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước uống trực tiếp (QCVN06-1:2010/BYT).

 

Thay lõi đúng hạn, bảo vệ gia đình bạn

Nước sạch trọn đời, máy bền bỉ hơn

Lõi lọc thô (đến 12 tháng), Màng RO (từ 24-36 tháng), Lõi lọc chức năng (từ 12 tháng)

*Lưu ý: Các sản phẩm lõi lọc sau khi thay nên được xả đúng nơi quy định, thùng rác dành cho nhựa tái sinh.