Trả lời phỏng vấn về khử trùng nước

26/05/2022

Chia sẻ bài viết:

Ts. Lê Thái Hà viện phó Viện sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường trả lời phỏng vấn với chúng tôi về chủ đề liên quan đến khử trùng nước như sau:

1. Trước tiên xin hỏi Bà, diệt khuẩn (khử trùng) và tiệt khuẩn (tiệt trùng) có quan trọng đối với con người hay không? quan trọng ở mức độ nào?

Diệt khuẩn (tiếng Anh là disinfection) và Tiệt khuẩn (tiếng Anh là sterilization) là quá trình loại trừ hoặc tiêu diệt hoàn toàn tất cả các tác nhân gây truyền nhiễm như nấm, vi khuẩn, virus, các dạng bào tử,... có mặt trong môi trường, bề mặt, dung dịch, đồ dùng, vật liệu, nước,… Diệt khuẩn và tiệt khuẩn là quá trình quan trọng sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu y sinh, trong công nghiệp và đời sống để tiệt trùng dụng cụ, vật liệu, môi trường nuôi cấy (canh trường), trong sản xuất dược phẩm và trong sản xuất nước sạch để đảm không bị lây nhiễm các vi sinh vật ảnh hưởng đến quá trình và có hại cho sức khỏe.

2. Xin bà cho giải thích rõ diệt khuẩn an toàn là gì?

Quá trình khử trùng, tiệt trùng có thể thực hiện được bằng các phương pháp như dùng nhiệt, hóa chất, chiếu xạ, áp suất cao, và lọc hay có thể kết hợp các phương pháp trên tùy theo trường hợp cụ thể để đảm bảo hiệu quả khử trùng/tiệt trùng và an toàn cho sản phẩm,  đồ dùng, vật liệu,…và cho cả người thực hiện quá trình. Mức độ an toàn của quá trình này tùy thuộc vào từng đối tượng cần được khử trùng, tiệt trùng. Nhìn chung để đảm bảo an toàn ngoài đối tượng cần được khử trùng, tiệt trùng phải quan tâm đến các vấn đề sau: (1) loại chất, tác nhân sử dụng để khử trùng, tiệt trùng; nồng độ, liều lượng của chất, tác nhân khử trùng, tiệt trùng và (3) thời gian khử trùng (thời gian tiếp xúc)

3. Diệt khuẩn an toàn và kiến thức diệt khuẩn an toàn cần thiết như thế nào đối với sức khỏe?

Diệt khuẩn, tiệt khuẩn an toàn (đúng đối tượng và sử dụng tác nhân diệt khuẩn phù hợp về hiệu quả và chi phí, cách thực hiện là rất quan trọng. Trong lĩnh vực y học các dụng cụ y tế cần được tiệt trùng trước khi sử dụng để tránh nguy cơ lây nhiễm. Đối với nước cấp và nước thải quá trình khử trùng nhằm đảm bảo nước cấp không nhiễm các vi sinh vật và đảm bảo tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh trong nước thải để không đi vào môi trường tránh lây lan, dịch bệnh liên quan đến môi trường nước. Khử trùng, tiệt trùng không khí trong các phòng phẫu thuật bằng tia tử ngoại, dung dịch diệt khuẩn đảm bảo vô trùng cho môi trường không khí để tránh lây nhiễm,…

3. Xin bà cho biết về mức độ an toàn của các phương pháp diệt khuẩn hiện nay (Nước muối sinh lý, dung dịch diệt khuẩn, thiết bị khử khuẩn bằng ozon, đèn UV, Thuốc tím, Nano bạc…)

Mỗi phương pháp diệt khuẩn, tiệt khuẩn có thể sử dụng các tác nhân khác nhau và có hiệu quả, tính phù hợp cho mỗi trường hợp cụ thể ví dụ khử trùng bằng nước muối sinh lý, thuốc tím, dung dịch hydro peroxit hay còn gọi là nước oxy già, clo và các hợp chất clo (với nồng độ, liều lượng phù hợp),… thường áp dụng cho khử trùng, tiệt trùng vết thương, bề mặt, vật liệu, dụng cụ…Khử trùng bằng ozon, tia tử ngoại thường áp dụng cho sản xuất nước tinh lọc, đóng chai. Trong một số trường hợp có thể sử dụng tác nhân khử trùng khác như nano bạc, xúc tác quang (ví dụ sử dụng titan đioxit kết hợp tia tử ngoại),…

4. Theo bà thì giải pháp nào hiện nay đang là lựa chọn hiệu quả và an toàn nhất?

Giải pháp diệt khuẩn, khử khuẩn hiện được sử dụng phổ biến tùy thuộc theo từng ngành, lĩnh vực và quy mô. Ví dụ trong lĩnh vực sản xuất nước sạch nếu khử trùng nước cấp có thể sử dụng phương pháp hóa học dùng clo, ozon hay sử dụng phương pháp vật lý bằng tia tử ngoại. Ở các nước kém và đang phát triển khử trùng nước bằng clo thường phổ biến hơn do chi phí thấp hơn và có ưu điểm đảm bảo dư lượng clo hoạt động trong nước cấp sau khử trùng để tránh tái nhiễm vi sinh vật vào nước cấp khi lưu trữ, phân phối tuy nhiên nếu hàm lượng clo hoạt động dư trong nước cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước có thể tạo ra các sản phẩm phụ gây hại cho sức khỏe. Do vậy theo QCVN 01/2009 của Bộ Y tế hàm lượng clo dư trong nước cấp cần phải trong khoảng 0,3-0,5 mg/L. Trong khi đó đối với quá trình sản  xuất nước cấp ở các nước phát triển hoặc sản xuất nước tinh lọc đóng chai (uống trực tiếp) thường áp dụng khử trùng bằng ozon và tia tử ngoại sau khi lọc màng để đảm bảo an toàn cho vì khi đó nước sau khử trùng sẽ không có nguy cơ bị nhiễm các sản phẩm phụ chứa clo gây hại đến sức khỏe thậm chí có thể gây ung thư cho người sử dụng.

 

Thay lõi đúng hạn, bảo vệ gia đình bạn

Nước sạch trọn đời, máy bền bỉ hơn

Lõi lọc thô (đến 12 tháng), Màng RO (từ 24-36 tháng), Lõi lọc chức năng (từ 12 tháng)

*Lưu ý: Các sản phẩm lõi lọc sau khi thay nên được xả đúng nơi quy định, thùng rác dành cho nhựa tái sinh.