Nước suối và nước tinh khiết loại nào tốt hơn?

13/08/2020

Chia sẻ bài viết:

Chúng ta đều biết rằng nước máy có thể chứa các chất độc hại như clo có thể gây hại cho sức khỏe. Nước là thành phần cần thiết cho hoạt động của mọi tế bào trong cơ thể con người. Uống nước thường xuyên giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Uống nước có nhiều lợi ích đối với sức khỏe tổng thể của mỗi người, tuy nhiên nhiều người không biết nên sử dụng loại nước nào là tốt. Các loại nước đang được sử dụng phổ biến cho nhu cầu ăn uống là nước suối (nước khoáng đóng chai) và nước tinh khiết. Cùng tìm hiểu lợi ích của 2 loại nước này qua bài viết dưới đây nhé!

nuoc-suoi-karofi-2

1. Nước suối

Theo hướng dẫn của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), nước suối “có nguồn gốc từ quá trình hình thành dưới lòng đất mà từ đó nước chảy tự nhiên lên bề mặt trái đất tại một vị trí xác định, có thể được thu thập tại suối hoặc qua khoan lấy nước”. Để nước được coi là nước “suối”, nó cần bắt nguồn từ tầng chứa nước ngầm.

Được tạo thành như thế nào?

Các suối tự nhiên hình thành dọc theo các sườn của các thung lũng núi. Con đường mà nước đi qua đá núi lên bề mặt hoạt động như một hình thức lọc tự nhiên. Nước suối chứa nhiều thành phần các khoáng chất có trong tự nhiên. Đó là lý do tại sao nước rất trong và người tiêu dùng thích uống mà không cần qua nhiều phương pháp xử lý. Nhiều người thích hương vị của nước suối hơn là nước tinh khiết do các khoáng chất tự nhiên có trong quá trình lọc tự nhiên.

Lợi ích của nước suối

Nước suối có nhiều lợi ích, nước suối có độ tinh khiết cao và cung cấp khoáng chất cơ thể cần. Điểm hấp dẫn chính của nước suối là đây là một nguồn nước “tinh khiết”. Cần biết rằng nước suối bắt buộc phải đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản về độ tinh khiết của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), tuy nhiên, nước suối không bắt buộc phải đáp ứng tiêu chuẩn ppm (phần triệu).

2. Nước tinh khiết

So với nước suối, nước tinh khiết thường trải qua một quá trình lọc và sau đó được tinh lọc thêm để loại bỏ các chất ô nhiễm hóa học, mầm bệnh và các tạp chất khác như đồng và chì. Trước khi một loại nước đóng chai có thể được bán trên thị trường dán nhãn là “tinh khiết” nước phải đạt một số tiêu chuẩn nhất định.

nuoc-tinh-khiet-va-nuoc-cat-1

Theo FDA Hoa Kỳ, nước tinh khiết được “sản xuất bằng cách chưng cất, khử ion, RO thẩm thấu ngược hoặc các quy trình thích hợp khác. Nước tinh khiết về cơ bản không có vi khuẩn nếu được xử lý bằng phương pháp chưng cất hoặc thẩm thấu ngược ”. Nước tinh khiết có thể được dán nhãn tùy theo cách xử lý, ví dụ, nước cất khử ion, hoặc nước RO thẩm thấu ngược ”.

Nước tinh khiết được tạo thành như thế nào?

Nước tinh khiết có thể đến từ hầu hết mọi nguồn, kể cả nước ngầm hoặc nước máy đã có sẵn. Có nhiều phương pháp lọc khác nhau, trong đó phổ biến nhất là sử dụng lõi lọc nước thẩm thấu ngược.

Trong quá trình này, nước được đưa qua màng bán thấm. Ở đây chỉ các phân tử nước tinh khiết nhất được đi qua - các phần tử không mong muốn sẽ bị loại bỏ. Việc bổ sung các bước lọc làm cho nước tinh khiết hơn nhiều so với nước suối, nước máy hoặc nước ngầm.

nen-mua-may-loc-nuoc-loai-nao-tot

Lợi ích của nước tinh khiết

Nước tinh khiết được bảo vệ khỏi các hóa chất độc hại, mầm bệnh và chất gây ô nhiễm có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nước loại bỏ vi khuẩn có hại có thể dẫn đến bệnh tật. Nước tinh khiết loại bỏ clo và các chất rắn gây hiện tượng nước cứng như magiê lơ lửng trong nước.

san-xuat-nuoc-tinh-khiet-tai-nha-2-jpg

Loại nước nào tốt hơn

Cả nước tinh khiết và nước suối đều được coi là an toàn theo EPA. Tùy theo sở thích cá nhân mà bạn có thể lựa chọn loại nước nào để uống. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc mặt trái của nước suối là được đóng chai, đóng bình bán với giá khá cao và là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó với nước tinh khiết, bạn có thể sử dụng bộ lọc nước gia đình RO - bình nước nóng lạnh RO, cung cấp nước tinh khiết cho bạn ngay tại nhà, vô cùng tiện lợi.

Nguồn: https://karofi.com

Thay lõi đúng hạn, bảo vệ gia đình bạn

Nước sạch trọn đời, máy bền bỉ hơn

Lõi lọc thô (đến 12 tháng), Màng RO (từ 24-36 tháng), Lõi lọc chức năng (từ 12 tháng)

*Lưu ý: Các sản phẩm lõi lọc sau khi thay nên được xả đúng nơi quy định, thùng rác dành cho nhựa tái sinh.