Nguồn nước ô nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư

02/07/2022

Chia sẻ bài viết:

Mỗi ngày cơ thể cần bổ sung từ 2-3 lít nước để đảm bảo các cơ quan hoạt động bình thường. Chính vì vậy, chất lượng nguồn nước sẽ tác động rất lớn đến sức khỏe. Thường xuyên sử dụng nguồn nước không đảm bảo sẽ khiến cơ thể nhiễm nhiều chất độc hại là nguyên nhân chính gây các bệnh về đường tiêu hóa, ung thư. Vậy nguồn nước ô nhiễm và bệnh ung thư có mối liên hệ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! 

Nguyên nhân gây ung thư do nguồn nước ô nhiễm 

Các số liệu thống kê cho thấy, mỗi năm Việt Nam có khoảng 115.000 chết vì bệnh ung thư (tương ứng 315 người chết/ngày). Trong đó, 90% nguyên nhân gây bệnh ung thư được xác định là do sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn, chứa nhiều kim loại nặng, nước ô nhiễm lâu ngày.

gay-ung-thu

90% nguyên nhân gây bệnh ung thư được xác định là do nguồn nước. 

Hiện nay, nguồn nước sinh hoạt tại nhiều nơi đang bị ô nhiễm trầm trọng do những tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa khiến một lượng lớn nước thải công nghiệp, rác thải đổ ra môi trường và ngấm trực tiếp xuống nguồn nước ngầm. Còn tại các vùng quê, việc thường xuyên sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón kém chất lượng trong sản xuất nông nghiệp cũng khiến các chất độc hại ngấm xuống đất, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt. 

Trong đó, việc sử dụng nguồn nước bẩn chứa nhiều chất độc hại như Asen là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh ung thư. Thường xuyên sử dụng nước nhiễm Asen sẽ gây các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc, sạm da, giảm hồng cầu, giảm trí nhớ, rối loạn nhịp tim, đau mắt, viêm dạ dày, ung thư….Nếu nồng độ Asen trong nước quá lớn có thể khiến mạch đập yếu thậm chí gây tử vong. 

Cách nhận biết nguồn nước ô nhiễm gây ung thư 

Để đánh giá chất lượng nguồn nước có đảm bảo hay không, bạn cần căn cứ vào các chỉ tiêu cụ thể trong nước thông qua các xét nghiệm phức tạp mang tính chuyên môn. Về mặt cảm quan, để đánh giá nguồn nước sử dụng hàng ngày người dân có thể căn cứ vào những yếu tố sau: 

  • Màu sắc của nước 

Thông thường, nước ngầm khi vừa bơm lên sẽ trong và không có màu. Tuy nhiên, sau khi tiếp xúc với không khí sẽ xuất hiện các phản ứng oxy hóa khiến nước đổi màu. Nếu nước có độ màu cao là dấu hiệu cho thấy trong nước có chứa các ion kim loại (Fe, Mn), tảo, than bùn và các chất thải công nghiệp. Trong đó, màu vàng là của hợp chất sắt và mangan. Màu xanh là của tảo, hợp chất hữu cơ. Tùy theo màu sắc của nước người dùng có thể đánh giá sơ bộ mức độ và nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước để từ đó lựa chọn phương pháp xử lý nguồn nước hiệu quả. 

o-nhiem-nuoc-2

Nước chứa nhiều sắt, mangan thường có màu vàng đục, mùi tanh khó chịu. 

  • Mùi vị của nước

Nguồn nước được coi là hợp vệ sinh là nước trong, không mùi, không màu và không vị. Nếu nước có mùi vị lạ bất thường không chỉ gây khó chịu khi dùng mà còn là dấu hiệu cảnh báo nước đã bị ô nhiễm. Nước ngầm có mùi hôi là do các túi khí trong lòng đất được bơm lên theo dòng nước hoặc do nguồn nước thải, rác thải hữu cơ ở khu vực xung quanh ngấm vào mạch nước ngầm. Nước có mùi tanh thường do chứa các ion sắt, mangan. 

  • Độ đục của nước

Độ đục của nước biểu thị cho hàm lượng các chất lơ lửng có trong nước như (đất sét, chất keo, tảo, vi sinh vật…)Nước có màu đục thường chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh và gây khó chịu trong quá trình sử dụng. Đối với các chỉ tiêu hóa học và vi sinh như: độ pH, amoni, hàm lượng sắt, asen, vi sinh (E. coli và Coliforms) thì không thể nhận biết bằng mắt thường mà phải tiến hành xét nghiệm mẫu nước tại các phòng xét nghiệm đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế. 

Cách phòng tránh bệnh ung thư do ô nhiễm nguồn nước

Để giảm thiểu tối đa nguy cơ gây ung thư lựa chọn nguồn nước sạch đạt chuẩn là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp xử lý nguồn nước tạm thời: 

  • Luôn đun sôi nước trước khi sử dụng
  • Không nên uống nước đã đun sôi để quá 24h vì khi để nguội nước có thể nhiễm khuẩn trở lại. 
  • Nên để nước lắng cặn xuống và phơi 1-2 ngày dưới ánh mặt trời trước khi sử dụng. 
  • Sử dụng than hoạt tính để lọc nước.

Tuy nhiên, 4 biện pháp trên chỉ có thể xử lý tạm thời còn về lâu dài thì các phương pháp này không mang lại hiệu quả. Thực tế, nước nhiễm khuẩn Asen, amip không thể phân biệt bằng mắt thường và không thể loại bỏ bằng phương pháp đun sôi. Để xử lý nguồn nước hiệu quả, bạn cần sử dụng máy lọc nước RO để cho chất lượng nước đầu ra tốt nhất.

Vì sao cần sử dụng máy lọc nước RO? 

Sử dụng máy lọc nước RO là giải pháp hàng đầu trong việc xử lý nguồn nước uống hàng ngày, giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến nguồn nước. Màng lọc RO trong máy lọc nước có khả năng lọc sạch đến 99,99% các tạp chất, vi khuẩn, virus, kim loại nặng, asen, amip,...mang lại nguồn nước sạch tinh khiết. Bên cạnh đó, sử dụng máy lọc nước RO còn mang lại các tác dụng như: 

  • Loại bỏ hoàn toàn các chất độc hại có trong nước
  • Khử sạch mùi hôi tanh khó chịu có trong nước
  • Nguồn nước sau lọc được bổ sung các khoáng chất cần thiết như: Kali, Magie, Canxi,...
  • Tiết kiệm chi phí mua nước lọc đóng chai để sử dụng trong việc uống trực tiếp, nấu ăn, sinh hoạt hàng ngày.  
may-loc-nuoc-karofi-s65-3

Máy lọc nước Karofi mang đến chất lượng nước đạt chuẩn tinh khiết đóng chai tuyệt đối an toàn cho sức khỏe. 

Hiện nay, Karofi là thương hiệu máy lọc nước duy nhất trên thị trường đạt quy chuẩn chất lượng nước tinh khiết đóng chai QCVN 6-1:2010/BYT. Nguồn nước sau khi lọc qua máy lọc nước Karofi không chỉ sạch tinh khiết mà còn được bổ sung hydrogen, các khoáng chất tốt cho sức khỏe như: Na, K, Ca,... Nếu bạn và gia đình đang phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo, hãy trang bị ngay một chiếc máy lọc nước Karofi để mang lại nguồn nước sạch khuẩn nhất và đảm bảo sức khỏe cho cả nhà.

Hy vọng bài viết vừa rồi đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về sự nguy hiểm của nguồn nước ô nhiễm đối với sức khỏe. Nếu cần thêm thông tin tư vấn, bạn vui lòng đăng ký ngay tại đây để được hỗ trợ nhanh nhất!

Nhận tư vấn từ karofi

 

Thay lõi đúng hạn, bảo vệ gia đình bạn

Nước sạch trọn đời, máy bền bỉ hơn

Lõi lọc thô (đến 12 tháng), Màng RO (từ 24-36 tháng), Lõi lọc chức năng (từ 12 tháng)

*Lưu ý: Các sản phẩm lõi lọc sau khi thay nên được xả đúng nơi quy định, thùng rác dành cho nhựa tái sinh.