Lọc nước giếng theo phương pháp truyền thống có đảm bảo không?
Từ xa xưa dân ta đã có thói quen sử dụng nước giếng như nước giếng khơi, giếng khoan làm nước sinh hoạt. Do những nguồn nước này thường có màu vàng và mùi khó chịu nên đã xuất hiện phương pháp lọc truyền thống nhằm xử lý nước. Nhưng với môi trường nước ngày càng ô nhiễm như hiện nay, liệu phương pháp lọc truyền thống có còn hiệu quả?
Phương pháp lọc nước giếng truyền thống
Trong nguồn nước giếng thường có các mùi lạ, và màu vàng vẩn đục do một hàm lượng sắt nhất định đã bị hòa tan trong nước. Kể từ khi người dân biết sử dụng nước giếng và tạo ra các phương pháp lọc để lấy nước sạch đến nay có 2 phương pháp lọc nước giếng truyền thống có hiệu quả xử lý lượng sắt trong nước cao.
- Phương pháp oxi hóa: Cung cấp cho nước một lượng oxi vừa đủ trong một điều kiện lý tưởng nhất định để chuyển hóa ion sắt hòa tan thành sắt dưới dạng kết tủa. sau đó lọc hết phần kết tủa được nước trong hơn và đưa qua các vật liệu học như cát, đá,...) sau đó được đưa vào để sử dụng. Với phương pháp này người dân thường sử dụng một bể lọc lớn có 2 ngăn: ngăn phía trên là ngăn lọc, chứa cát, sỏi... và nước thường được bơm trực tiếp vào ngăn này rồi lọc và chảy xuống ngăn dưới là bể chứa.
- Phương pháp khử sắt bằng hóa chất: Bằng việc sử dụng một số hóa chất nhằm thúc đẩy quá trình phản ứng dẫn đến kết tủa của sắt. Khi sử dụng phương pháp này cần đặc biệt chú ý đến độ pH của môi trường. Nếu nồng độ pH < 7 thì phản ứng khó có thể xảy ra hơn.
Phương pháp lọc nước giếng truyền thống có hiệu quả không?
Tại gia đình ông Nguyễn Văn Chung ở tại Đại Mỗ - Từ Liêm - Hà Nội bấy lâu nay gia đình ông vẫn sử dụng nước giếng khoan làm nước sinh hoạt là chủ yếu. Ông Chung đầu tư xây dựng hẳn một hệ thống lọc theo phương pháp truyền thống với 3 khối cát vàng và 2 xe tải sỏi dùng để làm hệ thống lọc nước giếng. Trước khi bơm nước vào bể cát, ông còn cho nước vào một bể chứa khác cho nước lắng khoảng chừng 1 ngày sau đó mới bắt đầu lọc. Qua hai lần lọc như vậy, nước ở bể chứa trong vắt không một chút vẩn đục. Tuy nhiên khi tiến sĩ Trần Văn Nhị lấy mẫu nước đã qua lọc đi xét nghiệm thì nhận thấy trong nước có chiếm một tỷ lệ Amoni và Nitrit ở mức độ cao. Đây là hai chất độc hại gây nên những bệnh về đường hô hấp và có thể gây ung thư.
Đến 2 lần lọc với hệ thống được đầu tư như vậy mà vẫn chưa an toàn. Vậy đâu là giải pháp cho bạn?
Áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại trong việc sản xuất máy lọc nước cùng với thời gian dài nghiên cứu nguồn nước tại Việt Nam, các chuyên gia Karofi đã cho ra đời dòng máy lọc nước thông minh RO Karofi có thể loại bỏ hoàn toàn các chất độc hại có trong nước giếng. Karofi đã không ngừng nỗ lực, cố gắng mang công nghệ tiên tiến nhất - công nghệ lọc nước RO với màng lọc siêu nhỏ có thể lọc tới từng phân tử nước giúp cho nguồn nước đầu ra cực kỳ tinh khiết. Bộ Y Tế đã kiểm tra và chứng nhận máy lọc nước Karofi phù hợp với hầu hết nguồn nước tại Việt Nam và cho ra nguồn nước tinh khiết có thể uống trực tiếp. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng nước sau lọc đạt đúng chất lượng, các gia đình cần tuân thủ quy định của Bộ y tế: nước cấp đầu vào phải đạt quy chuẩn QCVN 1:2009/BYT, đồng thời lắp đặt sản phẩm theo quy trình lắp đặt của Karofi.
Để biết thêm thông tin chi tiết khách hàng vui lòng liên hệ theo số 1900 6418 hoặc truy cập website: karofi.com để được tư vấn chọn mua máy lọc nước Karofi chính hãng.
► Xem thêm: 10 vấn đề ô nhiễm và giải pháp xử lý nước giếng khoan đơn giản và hiệu quả