Hướng dẫn vệ sinh bình nước nóng tại nhà chuẩn thợ chuyên nghiệp

04/03/2022

Chia sẻ bài viết:

Khi hiểu biết cơ bản về điện nước, có kỹ năng sửa chữa thiết bị điện gia dụng và sẵn dụng cụ thì người dùng hoàn toàn có thể tự vệ sinh bình nước nóng tại nhà. Những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện đúng cách, đảm bảo an toàn khi thao tác và sử dụng sau này.

1. Khi nào cần tiến hành vệ sinh bình nước nóng?

Các loại bình nước nóng tráng men cao cấp có khả năng chống ăn mòn, bám bẩn tốt sẽ giúp người dùng có trải nghiệm dùng thoải mái, lâu dài. Tuy nhiên sau một thời gian hoạt động, bình vẫn sẽ bị bám cặn bẩn và cần được vệ sinh sạch sẽ. Do đó các nhà sản xuất thường đưa ra khuyến cáo là vệ sinh sau 6 tháng hoặc 1 - 2 năm tùy loại. Ngoài ra, thời gian thực tế sẽ phụ thuộc vào chất lượng nguồn nước. Nếu gia đình sử dụng nguồn nước chưa qua xử lý sẽ phải vệ sinh bình nóng lạnh thường xuyên hơn.

Ngoài ra, khi thiết bị có dấu hiệu hoạt động kém hiệu quả, bạn cũng cần tiến hành vệ sinh càng sớm càng tốt để có trải nghiệm dùng thoải mái. Đây cũng là việc làm giúp đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt và sự an toàn khi sử dụng, đồng thời góp phần gia tăng tuổi thọ của bình. Một số dấu hiệu cụ thể gồm: thiết bị mất nhiều thời gian để gia nhiệt xong, nhiệt độ nước nóng không đạt được như mức cài đặt, nước nóng khi sử dụng nhanh hết hơn bình thường.

r300-thu-gian-tai-nha

Người dùng có được trải nghiệm thoải mái khi bình nước nóng sạch sẽ

2. Có nên tự vệ sinh bình nước nóng tại nhà?

Việc vệ sinh bình nước nóng không đúng cách có thể dẫn tới nhiều sự cố khác nhau như:

  • Mất an toàn trong quá trình thao tác như rò điện, rỉ nước, chập cháy, 
  • Không làm sạch hiệu quả.
  • Bình hỏng hóc, không hoạt động sau khi tự vệ sinh.

Thực tế, việc vệ sinh bình nóng lạnh không quá khó. Tuy nhiên đây là thiết bị điện gia dụng có liên quan đến vấn đề điện, nước sinh hoạt. Do đó bạn chỉ nên thực hiện khi hiểu được nguyên lý hoạt động của bình, có kiến thức cơ bản về điện, nước cũng như kỹ năng sửa chữa, lắp ráp. Ngoài ra trước khi tiến hành, bạn cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức, dụng cụ, nắm vững quy trình để tránh những sự cố phát sinh trong quá trình thực hiện.

huong-dan-ve-sinh-binh-nuoc-nong-tai-nha-chuan-tho-chuyen-nghiep-1

Việc vệ sinh bình nóng lạnh yêu cầu có hiểu biết và kỹ năng về sửa điện nước 

3. Quy trình vệ sinh bình nóng lạnh chuẩn thợ

Tùy vào tình trạng thực tế mà việc vệ sinh bình nóng lạnh có thể sẽ được tiến hành khác nhau ở một số công đoạn, nhưng về cơ bản sẽ bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

  • Dụng cụ tháo lắp cơ bản: bao gồm cờ lê, mỏ lết, tua vít, kìm, kéo, băng keo, kéo, bút thử điện, băng dính điện, băng tan.
  • Dung dịch tẩy cặn canxi.
  • Có thể chuẩn bị trước thanh đốt, thanh magie, gioăng trong trường hợp đến kỳ thay thế hoặc có khả năng cao cần phải thay thế.

Bước 2: Ngắt nguồn điện nước, tháo rơ-le

Bạn cần ngắt aptomat/ phích cắm/ công tắc của bình nóng lạnh và khóa nguồn cấp nước. Đừng quên sử dụng bút thử điện để kiểm tra tình trạng điện vào bình, đảm bảo điện ngắt hoàn toàn. Đối với bình nước nóng gián tiếp đời mới có rơ-le bảo vệ kép, cần tháo bộ phận này và làm sạch các giắc cắm (ở rơ-le và chân sợi đốt).

huong-dan-ve-sinh-binh-nuoc-nong-tai-nha-chuan-tho-chuyen-nghiep-2

Đảm bảo an toàn điện trước khi vệ sinh bình nước nóng

Bước 3: Tháo dỡ bình nóng lạnh

Sử dụng các dụng cụ để vặn ốc tháo dây cấp nước, sau đó mở van xả hết nước trong bình xuống chậu lớn đặt dưới sàn. Cẩn thận nhấc bình từ trên cao xuống dưới sàn nơi khô ráo để tiến hành vệ sinh.

Bước 4: Tháo bảng mạch điện

Tùy vào từng dòng máy sẽ có cách tháo mở phần vỏ mặt trước của bình khác nhau. Thông thường, cần gỡ núm vặn điều chỉnh nhiệt độ nước ra trước, sau đó cậy tấm ốp là mở được phần mạch điện bên trong. Việc tháo chi tiết này sẽ giúp mạch điện không bị ướt trong quá trình sục rửa, vệ sinh bình nóng lạnh.

Bước 5: Tháo và kiểm tra thanh đốt, thanh Magie

Thay thế thanh Magie của bình nước nóng là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình vệ sinh. Bạn có thể gỡ cùng với thanh đốt bằng cách cho tay vào bình, gỡ ở khu vực gần bảng điều khiển điện. Nếu chi tiết này bị ăn mòn trên 60% thì cần thay mới. Còn thanh đốt có thể vệ sinh phần cặn canxi bằng cách ngâm trong nước ấm hoặc dùng dung dịch tẩy cặn.

Bước 6: Vệ sinh bình chứa, vỏ bình

Sục rửa bình chứa bằng nước tẩy cặn và tráng lại cho đến khi nước xả ra trong và sạch. Đối với phần vỏ, chỉ cần dùng khăn mềm ẩm lau bụi bẩn là được.

huong-dan-ve-sinh-binh-nuoc-nong-tai-nha-chuan-tho-chuyen-nghiep-3

Bên trong vỏ bình nước nóng bám nhiều cặn canxi

Bước 7: Lắp lại bình và kiểm tra khả năng hoạt động

Sau khi rửa sạch, lắp lại thiết bị như ban đầu, đỏ đầy nước để kiểm tra lại các chi tiết nối, căn chỉnh lại nếu thấy rò rỉ. Trường hợp gioăng cao su lão hóa cần thay mới chi tiết này. Sau đó xả hết nước, treo bình, lắp dây cấp nước và mở nguồn nước. Sau khi đảm bảo không bị rò nước mới đấu điện trở lại.

Vệ sinh bình nước nóng là việc cần phải được thực hiện định kỳ. Nếu có thể tự làm, bạn sẽ tiết kiệm một khoản chi phí không nhỏ. Tuy nhiên trên hết, sự an toàn vẫn cần được đảm bảo Trong trường hợp thiếu kỹ năng và kiến thức, người dùng không nên tự thực hiện tại nhà. Thay vào đó, bạn cần tìm đến thợ sửa chữa chuyên nghiệp, uy tín để tiến hành vệ sinh cho bình nước nóng gia đình.

Thay lõi đúng hạn, bảo vệ gia đình bạn

Nước sạch trọn đời, máy bền bỉ hơn

Lõi lọc thô (đến 12 tháng), Màng RO (từ 24-36 tháng), Lõi lọc chức năng (từ 12 tháng)

*Lưu ý: Các sản phẩm lõi lọc sau khi thay nên được xả đúng nơi quy định, thùng rác dành cho nhựa tái sinh.