Hướng dẫn cách xử lý tình trạng máy lạnh có gió nhưng không mát
Máy lạnh có gió nhưng không mát là tình trạng khá phổ biến, gây ra không ít phiền toái cho người dùng. Khi gặp sự cố này, bạn có thể thử tự khắc phục bằng cách kiểm tra lần lượt theo các bước dưới đây.
1. Kiểm tra chế độ cài đặt
Trên điều khiển máy lạnh có rất nhiều chế độ khác nhau. Đôi khi vì không để ý hoặc vô tình bấm nhầm mà người dùng có thể ấn sang các nút chức năng khác không có tác dụng làm mát. Vì vậy khi thấy quạt gió điều hòa vẫn chạy mà nhiệt độ trong phòng vẫn cao gây khó chịu, bạn cần kiểm tra ngay trên điều khiển từ xa của thiết bị.
Thông thường, điều hòa không khí sẽ thực hiện chức năng làm mát khi cài đặt ở chế độ Cool (làm lạnh - biểu tượng hình hoa tuyết) hoặc Auto (tự động). Khi đó trên điều khiển có thể hiển thị kèm theo các cài đặt khác. Còn nếu chỉ bật chế độ sau thì điều hòa không thể làm mát như ý được:
- Chế độ Fan (quạt - biểu tượng hình cánh quạt),
- Chế độ Dry (khử ẩm - biểu tượng hình giọt nước),
- Chế độ Heat (sưởi ấm - biểu tượng hình mặt trời),
- Các chế độ nâng cao khác như lọc bụi, khử mùi.
Lúc này, người dùng chỉ cần cài đặt lại, chọn chức năng Cool hoặc Auto để máy lạnh thực hiện đúng chức năng làm mát không khí.
Kiểm tra điều khiển để đảm bảo cài đặt đúng chế độ làm mát của điều hòa (Nguồn: kienthuc.net.vn)
2. Kiểm tra nhiệt độ cài đặt
Ngoài các dòng điều hòa không khí thông minh có khả năng làm lạnh sâu nhanh chóng, nhiều máy lạnh cần từ 5 - 10 để làm giảm nhiệt trong phòng. Với mong muốn tận hưởng cảm giác mát lạnh tức thì, không ít người dùng có thói quen cài đặt điều hòa ở mức nhiệt độ thấp. Tuy nhiên chỉ một thời gian sử dụng, khả năng làm mát và độ bền của điều hòa sẽ bị giảm sút, khiến thiết bị không mát dù quạt gió vẫn chạy.
Do đó nếu có thói quen này, bạn cần thay đổi ngay để thiết bị hoạt động bền bỉ, ổn định và làm mát hiệu quả. Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, người dùng nên cài đặt ở mức nhiệt trung bình, thấp hơn ngoài trời từ 5 đến 7 độ và không được quá 10 độ C.
3. Kiểm tra vấn đề vệ sinh lưới lọc
Điều hòa hoạt động một thời gian sẽ làm cho lưới lọc bám nhiều bụi bẩn. Nếu không tiến hành vệ sinh và bảo dưỡng máy lạnh đúng cách, thiết bị sẽ phải hoạt động ở công suất cao, gây tiếng ồn lớn nhưng không cho hiệu quả làm mát như ý. Do đó khi nhận thấy điều hòa không khí làm mát kém dù cài đặt đúng, bạn nên kiểm tra và vệ sinh phần lưới lọc ở cả dàn nóng và dàn lạnh điều hòa.
Cần vệ sinh điều hòa sạch sẽ sau một thời gian dài không dùng tới (Nguồn: afamily.vn)
4. Kiểm tra nguồn điện sử dụng
Những ngày nắng nóng oi bức, nhu cầu sử dụng điện của các gia đình tăng đột biến. Khi đó, vào các giờ cao điểm, nhiều nơi có thể gặp phải hiện tượng quá tải, khiến nguồn điện yếu và bất ổn. Khi đó nếu bật điều hòa, máy nén sẽ bị nóng, làm cho điều hòa không thể mát được dù bật liên tục trong nhiều giờ đồng hồ. Trong trường hợp này, bạn có thể trang bị và sử dụng thêm ổn áp để đảm bảo nguồn điện đầu vào của điều hòa luôn ổn định.
5. Các trường hợp cần gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp
Nhiều trường hợp người dùng đã cài đặt mức nhiệt và chế độ phù hợp, vệ sinh thiết bị sạch sẽ, đồng thời đảm bảo nguồn điện ổn định nhưng bật điều hòa vẫn không thấy mát. Khi đó bạn cần gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp để khắc phục tình trạng này. Rất có thể thiết bị đang gặp các vấn đề hoặc sự cố như:
- Sử dụng điều hòa không phù hợp với mức công suất .
- Lắp đặt điều hòa sai vị trí hoặc quy chuẩn.
- Điều hòa non gas hoặc hết gas.
- Máy nén, tụ điện hoặc bảng mạch bị hỏng.
- Điều hòa gặp tình trạng bị chảy nước
Gọi thợ sửa chữa điều hòa khi không thể tự khắc phục sự cố (Nguồn: solutudo.com.br)
Trên hết, người dùng cần chọn điều hòa chất lượng tốt và chế độ bảo hành cao để có trải nghiệm thoải mái trong suốt thời gian sử dụng. Truy cập thêm thông tin thiết bị tại www.karofi.com, hoặc liên hệ Hotline 19006418 để được tư vấn trực tiếp.