Cục nóng trên điều hòa và hướng dẫn vệ sinh tại nhà

16/12/2021

Chia sẻ bài viết:

Cục nóng hay còn gọi dàn nóng trên điều hòa là bộ phận cần được phải vệ sinh thường xuyên, chúng dễ bị bám bẩn theo thời gian. Một trong những nguyên nhân khiến cục nóng điều hòa chạy không ổn định là do lâu ngày chưa được vệ sinh. Bài viết này chúng tôi hướng dẫn bạn vệ sinh cục nóng tại nhà chỉ với 6 bước đơn giản.

cuc-nong-dieu-hoa

1. Chức năng cục nóng điều hòa?

Cục nóng trên điều hòa có chức năng tản nhiệt ra môi trường bên ngoài sau khi môi chất lạnh đã hấp thu nhiệt độ trong phòng.

Cục nóng thường được lắp đặt ngoài trời, nên chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều tác động từ môi trường và thời tiết. Vì vậy, chúng ta cần vệ sinh cục nóng điều hòa thường xuyên để điều hòa được hoạt động hiệu quả nhất.

2. Bao lâu nên vệ sinh cục nóng điều hòa?

Trong quá trình sử dụng, bụi bẩn tích tụ bên trong máy gây giảm hiệu suất làm lạnh, tốn điện hay thậm chí chảy nước trong điều hòa.

kiem-tra-cuc-nong-dieu-hoa-thuong-xuyen

Tùy thuộc vào điều kiện môi trường (khí hậu, độ ẩm) và tần suất sử dụng trong năm mà mỗi người sẽ có lịch vệ sinh điều hòa định kỳ.

Để đảm bảo tuổi thọ của điều hòa thông thường, cách từ 3 - 4 tháng bạn nên vệ sinh 1 lần. Việc vệ sinh máy thường xuyên theo định kỳ sẽ giúp hạn chế phần nào các tình trạng bị chảy nước, không lạnh hay bị hỏng hóc bất thường và một số sự cố khác. Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh các bộ phận bên trong máy cũng như bên ngoài máy ít nhất là nửa tháng 1 lần bằng chổi lông mềm.

3. Các bước vệ sinh cục nóng điều hòa

Chuẩn bị dụng cụ:

  • Khăn mềm
  • Xà phòng, nước
  • Vòi xịt nước hoặc máy phun xịt rửa
  • Bàn chải cứng

Bước 1: Ngắt nguồn điện kết nối với điều hòa

Đầu tiên, chúng ta cần đảm bảo nguồn điện kết nối với điều hòa được tắt hẳn ít nhất 5 phút, sau đó chúng ta sẽ tiến hành vệ sinh cục nóng. Điều này sẽ ngăn chặn nguy cơ xảy ra tình trạng chập mạch, hỏng hóc, mất an toàn cho người sử dụng.

Bước 2: Vệ sinh, dọn dẹp xung quanh khu vực cục nóng

Cục nóng thường đặt ở vị trí ngoài trời như sân thượng hay ban công. Do đó, chúng ta hãy lưu ý dọn dẹp cây cối, dây leo hay vật dụng xung quanh để cục nóng được thông thoáng trong phạm vi ít nhất là 60 cm tính từ vật cản, giúp quá trình tản nhiệt trên cục nóng hoạt động tốt nhất.

Bước 3: Vệ sinh lớp vỏ bên ngoài cục nóng

Bạn cần tháo lớp vỏ bảo vệ ở mặt trước của cục nóng, sau đó vệ sinh nhẹ nhàng bằng khăn mềm. Để tăng hiệu quả làm sạch, bạn có thể dùng thêm chất tẩy rửa như xà phòng pha loãng.

Bước 4: Xịt nước làm sạch bụi bẩn 

Bạn hãy dùng vòi xịt nước trực tiếp vào bên ngoài cục nóng, sau đó để ướt trong khoảng từ 10 - 15 phút để bụi bẩn ngấm nước và tan ra. Sau đó xịt thêm 1 lần nữa để bụi bẩn được loại bỏ sạch hơn.

Bước 5: Làm sạch bên trong cục nóng

- Phần quạt: Vệ sinh cánh quạt bằng khăn mềm hoặc dụng cụ vệ sinh chuyên dụng để làm sạch bụi bẩn bám trên trục và cánh quạt, sau đó bôi trơn cho phần trục của cánh quạt nếu thấy cần thiết. 

- Cuộn dây của cục nóng: Bạn sẽ cần đến một cái bàn chải cứng để đánh bay bụi bám ở khu vực này. Trong quá trình vệ sinh, bạn hãy cẩn thận để tránh làm hỏng dây nhé!

Bước 6: Lau khô cục nóng

Sau khi hoàn tất quá trình vệ sinh, bạn hãy để ráo nước, sau đó tiến hành lau khô các bộ phận của cục nóng trước khi tiến hành lắp chúng về vị trí ban đầu. Việc này sẽ giúp quá trình lắp ráp diễn ra dễ dàng và an toàn hơn.

Lưu ý: Bạn nên tránh để nước dính vào các bo mạch điện tử trong suốt quá trình vệ sinh bằng cách sử dụng khăn khô hoặc túi ni-lông để che kín các bo mạch.

 

Nhận tư vấn từ karofi

Thay lõi đúng hạn, bảo vệ gia đình bạn

Nước sạch trọn đời, máy bền bỉ hơn

Lõi lọc thô (đến 12 tháng), Màng RO (từ 24-36 tháng), Lõi lọc chức năng (từ 12 tháng)

*Lưu ý: Các sản phẩm lõi lọc sau khi thay nên được xả đúng nơi quy định, thùng rác dành cho nhựa tái sinh.