Nước nhiễm chì

19/05/2017

Chia sẻ bài viết:

Nước nhiễm chì có tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe cả gia đình. Việc “ăn chín uống sôi” không giúp loại bỏ chì trong nước.

Từ nhiều năm nay, nước nhiễm chì là câu chuyện nhức nhối và là mối quan tâm của nhiều hộ gia đình tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nỗi lo về nguồn nước nhiễm chì kéo theo bao nỗi lo bộn bề khác về an toàn sức khỏe và nguy cơ nhiễm độc ở trẻ em, phụ nữ mang thai và cả người trưởng thành. 

Nguyên nhân nước nhiễm chì

Một trong những nguyên nhân khiến nước sinh hoạt bị nhiễm độc chì chính là hệ thống đường ống dẫn nước. Nguồn nước đầu ra của nhà máy nước có thể đảm bảo chất lượng và đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, tuy nhiên, đường ống dẫn nước quốc gia và địa phương, thậm chí của hộ gia đình tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. 
Hệ thống đường ống cũ, bị xuống cấp qua thời gian; hệ thống có nhiều mối hàn sửa chữa; hệ thống ít được sục rửa, thay mới đều có nguy cơ bị gỉ sét, ăn mòn, từ đó phát tán các ion chì và kim loại nặng vào nước. Chì được hòa tan trong nước, xâm nhiễm vào cơ thể chủ yếu thông qua nước uống và nước dùng trong nấu ăn. Tiến sĩ Phan Thế Đồng - giảng viên Đại học Hoa Sen cho biết chì là kim loại rất độc, có khả năng gây ung thư. Bằng mắt thường hoặc ngửi, nếm đều không thể phát hiện hàm lượng chì có trong các loại nước uống và thực phẩm. Bên cạnh đó, việc “ăn chín uống sôi” không có tác dụng trong việc xử lý hay loại bỏ chì trong nước.
 
► Tham khảo thêm:
  Nước nhiễm chì
Nguy cơ nước nhiễm chì đến từ hệ thống đường ống cũ, ít được sục rửa, thay mới

Tác động của nước nhiễm chì đối với cơ thể

Khi đi vào cơ thể trẻ nhỏ, 40%-50% lượng chì trong nước sẽ được hấp thụ và tích lũy ở máu, mô mềm và xương. Trong khi đó, con số này ở người lớn chỉ khoảng 3-10%. Như vậy, một liều lượng chì nhất định có thể không tác động nhiều đến người lớn, nhưng có thể gây ảnh hưởng lớn và lâu dài đến trẻ nhỏ. 
Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA), tiêu chuẩn an toàn của hàm lượng chì trong nước uống là 0.015 mg/L do đối với trẻ em, mức độ chì trong máu cần được đảm bảo luôn dưới 0.05 mg/L. Mức độ chì từ 0.1 đến 0.25 mg/L đã có thể có ảnh hưởng tiêu cực tới các chức năng não bộ của trẻ. Mức độ báo động 0.7 mg/L sẽ gây ra rối loạn hành vi, nguy cơ mất trí nhớ và thậm chí là co giật, hôn mê sâu dẫn đến tử vong.  
 
  Nước nhiễm chì
Bảng tóm tắt nồng độ chì trong máu và các hậu quả liên quan
Trên thực tế, cơ thể người có khả năng tự đào thải chì qua hệ bài tiết như nước tiểu, mồ hôi... Tuy nhiên thời gian để chì tự đào thải ra khỏi cơ thể rất lâu, thông thường là 10 tháng để đào thải lượng chì đã xâm nhiễm vào trong máu, ít nhất 10 năm để loại bỏ chì ra khỏi các cơ quan khác trong cơ thể. 
Tác hại của nước nhiễm chì đối với trẻ em 
Theo Health Sina - chuyên trang về sức khỏe và giáo dục cộng đồng ở các nước đang phát triển, nhiễm độc chì ảnh hưởng đến trẻ em nặng nề hơn người trưởng thành, đặc biệt là trẻ em dưới 6 tuổi vì hệ thần kinh còn non yếu và khả năng thải độc của cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh. Người thưởng thành nhiễm chì có thể được chữa khỏi hoàn toàn mà không có biến chứng, nhưng trẻ em nhiễm lượng chì thấp cũng có thể để lại di chứng vĩnh viễn, việc phục hồi một phần cũng mất rất nhiều thời gian.
Nước nhiễm chì

Nhiễm độc chì ảnh hưởng đến trẻ em nặng nề hơn người trưởng thành

Với phụ nữ mang thai, độc tố chì có thể vượt qua hàng rào nhau thai và phơi nhiễm vào thai nhi. Việc này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, bao gồm: hạn chế sự tăng trưởng của thai nhi, tăng nguy cơ sinh non của người mẹ. 
Di chứng thường gặp nhất của các ca nhiễm chì là sự suy giảm chức năng cả hệ thần kinh trung ương và ngoại vi, chức năng tế bào máu, khả năng ghi nhớ, và chỉ số thông minh (IQ). Khi bị nhiễm chì, trẻ thường có biểu hiện thiếu máu, buồn nôn, hiếu động quá mức, khó tập trung, IQ thấp và tăng trưởng chậm.

Biện pháp phòng tránh nước nhiễm chì

Loại bỏ nước nhiễm chì bằng phương pháp cất nước

Như đã nói, nước nhiễm chì không thể được xử lý và loại bỏ qua biện pháp đun sôi thông thường. Thay vào đó, phương pháp chưng cất nước được coi phương pháp hiệu quả để loại bỏ chì. Quá trình đun sôi sẽ làm cho hơi nước bốc hơi, ngưng tụ và được thu thập, lưu trữ thành nước cất. Chì và các kim loại nặng, hóa chất… được tách khỏi nước và giữ lại trong thiết bị. Do đó, nước cất hoàn toàn tinh khiết, không chứa bất kỳ hợp chất nào bao gồm cả hóa chất có hại và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Nước cất rất tốt cho sử dụng ngắn hạn và giải độc cơ thể, tuy nhiên, được coi là “nước đói” vì thiếu khoáng chất, do đó, nước cất không được khuyến khích sử dụng trong dài hạn. 
Nước cất có độ pH thấp và cần được bảo trì cẩn thận để đảm bảo độ tinh khiết, ngăn chặn khả năng tái nhập khuẩn từ môi trường bên ngoài. Chi phí mua thiết bị cất nước rẻ hơn nhiều so với thiết bị lọc nước RO nhưng chi phí vận hành lại cao hơn do phải sử dụng nhiều điện để đun sôi, đồng thời, thời gian ngưng tụ hơi nước thường kéo dài nhiều giờ đồng hồ.

Loại bỏ nước nhiễm chì bằng phương pháp lọc RO

Phương pháp lọc RO là phương pháp sử dụng màng lọc kỹ thuật kết hợp với áp lực máy bơm đẩy nước và công nghệ thẩm thấu ngược để loại bỏ tạp chất và tách ly các ion hòa tan trong nước nhằm loại bỏ 99% các hợp chất và vi khuẩn. Đây cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến bởi tính kinh tế và hiệu quả cao.
Màng RO được thiết kế với cấu trúc lỗ chặt chẽ, kích thước lỗ lọc nhỏ hơn nhiều so với màng UF và các màng lọc khác. Do đó, màng RO có khả năng loại bỏ tất cả các hạt, vi khuẩn, chì và kim loại nặng, các chất hữu cơ kể cả các hạt có kích thước 0,1 - 0,5 nanomet.
Với áp lực cực lớn từ máy bơm, dòng nước chảy liên tục với tốc độ cao trên bề mặt của màng RO đẩy các phân tử nước siêu nhỏ lọt qua được những lỗ lọc màng RO. Các tạp chất khác bị loại bỏ ra ngoài. Với cách thức này, bề mặt của màng RO liên tục được rửa sạch và có tuổi thọ tới 2 – 5 năm.
  
Nước nhiễm chì
 
 
Ngoài các lõi lọc, các máy lọc nước RO bổ sung các lõi khoáng đá không tham gia vào quá trình lọc sạch nước mà có tác dụng cân bằng pH trong nước, ổn định lại vị ngọt mát tự nhiên của nước, và đặc biệt, bổ sung một số vi khoáng cần thiết cho cơ thể. Các lõi chức năng này giải quyết nhược điểm tồn tại của nước cất đồng thời mang lại nguồn nước an toàn và bổ dưỡng cho cơ thể người sử dụng đặc biệt là trẻ em. 
Như vậy, nước nhiễm chì với nguyên nhân chính do hệ thống đường ống cấp nước chính là mối nguy cho an toàn sức khỏe của cả gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nước đun sôi thông thường vẫn tiềm ẩn độc tố chì và kim loại nặng. Biện pháp xử lý triệt để là sử dụng nước cất trong ngắn hạn hoặc lọc nước với máy lọc nước sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược RO. 

*Các chuyên gia của Karofi khuyến nghị, nước đầu vào nên đạt chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN01:2009/BYT) hoặc chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN02/2009-BYT) thì chất lượng nước đầu ra sẽ chắc chắn hơn trong việc đạt QCVN 6-1:2010/BYT.

 

Thay lõi đúng hạn, bảo vệ gia đình bạn

Nước sạch trọn đời, máy bền bỉ hơn

Lõi lọc thô (đến 12 tháng), Màng RO (từ 24-36 tháng), Lõi lọc chức năng (từ 12 tháng)

*Lưu ý: Các sản phẩm lõi lọc sau khi thay nên được xả đúng nơi quy định, thùng rác dành cho nhựa tái sinh.